Chuyên gia lưu ý trước và sau thay sụn khớp gối

Sụn khớp gối là lớp mô đệm có giữ vai trò bảo vệ khớp gối tránh các tổn thương do đó mà khi lớp bảo vệ gặp bất kỳ ảnh hưởng nào cũng đều gây ra những khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Hiện nay, phẫu thuật thay sụn khớp gối được xem như một “nước cờ cuối cùng” với các bệnh nhân có lớp sụn khớp tổn thương quá mức, nhất là trong trường hợp khớp gối bị thoái hóa nghiêm trọng. 

1. Phẫu thuật thay sụn khớp gối khi nào được tiến hành trong trường hợp nào? 

Vai trò của sụn khớp 

Sụn khớp là một phần rất quan trọng đối với việc bảo vệ khớp tránh các tác động từ bên ngoài nhờ vào lớp mô dẻo dai và có tính đàn hồi cao. Đồng thời, lớp sụn khớp bao bọc ở đầu xương để tránh trường hợp các xương cọ sát với nhau và ngăn cản, phân tác lực tác động đến đầu xương. Hơn nữa, các khớp xương hoạt động trơn tru và mạnh mẽ, linh hoạt được cũng là nhờ lớp sụn khớp. Chính vì vậy mà khi sụn khớp gặp bất kỳ tồn hại nào thì hoạt động vận động của cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Sụn khớp gối đóng vai trò trong việc bảo vệ khớp và hai đầu xương tránh các tác động của lực bên ngoài
Sụn khớp gối đóng vai trò trong việc bảo vệ khớp và hai đầu xương tránh các tác động của lực bên ngoài

Khi nào cần phải thay sụn khớp gối? 

Phẫu thuật thay sụn khớp gối là trường các bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật ở đầu gối để lấy lớp sụn khớp và xương bị hư hỏng sau đó thay thế chúng bằng một lớp sụn nhân tạo có các đặc tính gần giống với lớp mô sụn thật. Đây là một trong số các ca phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay đối với các vấn đề bệnh lý về xương khớp.

Phương pháp thay sụn khớp gối chỉ được chỉ định với các bệnh nhân có khớp gối bị hư tổn nặng mà tất cả các phương pháp điều trị khác đều không có tác dụng. Những biểu hiện của bệnh nhân khiến bác sĩ phải cân nhắc đến chuyện thay sụn khớp gối:

  • Cử động của khớp gối khó khăn, bệnh nhân không thể bước đi hay đi bộ lâu.
  • Người bệnh không thể đứng lên ngồi xuống như người bình thường, thậm chí là không thể ngồi xổm trên hai chân hay đứng mà không có điểm tựa.
  • Đầu gối người bệnh bị biến dạng, cong vào hoặc cong ra, gây ra những cơn đau nhức trầm trọng và dữ dội.

2. Nguyên nhân khiến sụn khớp gối hư tổn 

Phẫu thuật thay sụn gối được xem là cách cuối cùng với các bệnh nhân khi không còn cách nào khác bởi đây là một loại phẫu thuật xâm lấn có thể để lại những rủi ro mà chính bác sĩ cũng không thể nào kiểm soát hết được. Do đó, tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ phải thay sụn khớp gối.

Một số yếu tác động đến khớp gối khiến cho quá trình tổn thương, hư hỏng diễn ra nghiêm trọng bao gồm:

  • Sự thoái hóa tự nhiên theo tuổi già khiến cho khớp gối không thể tổng hợp các chất cơ bản và mất dần khả năng sinh sản và tái tạo.
  • Các chấn thương xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như gãy xương, bong gân, lệch khớp làm thay đổi bề mặt của lớp mô sụn dẫn đến hư tổn.
Các chấn thương trong quá trình vận động khiến lớp bề mặt của sụn khớp gối chịu nhiều tổn thương và hư hỏng
Các chấn thương trong quá trình vận động khiến lớp bề mặt của sụn khớp gối chịu nhiều tổn thương và hư hỏng
  • Các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng do chấn thương hay thoái hóa sẽ khiến phần sụn khớp gối dễ bị tổn thương hơn những người bình thường.
  • Di truyền mặc dù không cao nhưng cũng là một trong những yếu tố cần phải nhắc đến bởi những gia đình có người thân thay sụn khớp gối sẽ có khả năng tương tự với thế hệ sau.
  • Do đặc thù của công việc như những người lao động nặng nhọc, công nhân, thợ mỏ là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các công việc khác.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất khiến lớp mô sụn không được nuôi dưỡng đầy đủ nên giảm chức năng bảo vệ và dễ bị tác động bởi những lực bên ngoài.

3. Cần làm gì trước và sau khi phẫu thuật thay sụn khớp gối 

Trước khi phẫu thuật 

Trước khi tiến hành, các bác sĩ cần phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về những thuận lợi và khó khăn, những rủi ro có thể xảy ra hoặc biến chứng sau phẫu thuật để người bệnh có sự chuẩn bị về tâm lý.

Đồng thời khi được chỉ định thực hiện thay sụn khớp gối, bạn nên chú ý các điểm sau tại nhà để đảm bảo an toàn cho chính mình sau khi phẫu thuật:

  • Bạn nên đặt một thanh an toàn trong nhà tắm để làm đường tự khi di chuyển, tránh trơn trượt làm té ngã.
  • Với các nhà tắm đơn sơ thì tốt nhất lên lắp vòi hoa sen bởi bạn sẽ rất khó khăn trong việc cúi xuống múc nước.
  • Lọt thảm chống trơn trượt ở các lối đi và dọn dẹp những vận dụng không cần thiết để tránh sự va đập khi di chuyển.
Lót thảm chống trượt ở những nơi như nhà tắm, lối đi để đề phòng té ngã cho bệnh nhân sau khi thay sụn khớp gối
Lót thảm chống trượt ở những nơi như nhà tắm, lối đi để đề phòng té ngã cho bệnh nhân sau khi thay sụn khớp gối

Sau khi phẫu thuật 

Sau khi tiến hành phẫu thuật khoảng từ 1 – 2 giờ thì tốt nhất bạn nên ở lại bệnh viện để theo dõi và kiểm tra. Nếu không có bất cứ vấn đề nào, bác sĩ sẽ cho bạn về nhà.

  • Bạn cần tập đi bộ mỗi ngày bằng nạn hoặc xe tập đi để giúp máu lưu thông tốt.
  • Cần phải giữ vết mổ luôn được sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn để tranh nhiễm trùng.
  • Trong khoảng từ 3 – 6 tuần sau khi mổ, bạn cần có sự giúp đỡ của người thân trong quá trình di chuyển và sinh hoạt hàng ngày.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà hoặc cơ sở y tế địa phương, trung tâm vật lý trị liệu để khớp hoạt động trở lại bình thường và linh hoạt hơn, thường thì các bài tập sẽ kéo dài trong khoảng tối thiểu 2 tháng.

Rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật là gì? 

Các phẫu thuật xâm lấn thương mang đến nhiều rủi ro khó lường, nhắc là với khớp gối thường xuyên chịu lực tác động lớn. Sau khi tiến hành thay sụn khớp gối nhân tạo, các rủi ro có thể xảy ra với bệnh nhân bao gồm:

  • Hoại tử da, bong khớp thay hoặc nhiễm trùng vết mổ.
  • Để lại một vết sẹo trên gối gây mất thẩm mỹ.
  • Chảy máu vết mổ hoặc hình thành cục máu đông ở chân.

4. Làm gì để hạn chế nguy cơ phải thay sụn khớp gối? 

Mặc dù là phương pháp thay thế sụn khớp gối trong điều trị giúp các bệnh nhân giảm cơn đau khớp gối, thuận lợi cho quá trình đi lại và sinh hoạt nhưng trước đó bệnh nhân phải trải qua thời gian dài trong sự sự dày vò của bệnh, phẫu thuật để lại những rủi ro và tốn kém kinh phí. Do đó, phòng tránh nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng phải thay khớp là điều mà ai cũng cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Phẫu thuật thay sụn khớp nhân tạo có thể mang đến những rủi ro khó kiểm soát được
Phẫu thuật thay sụn khớp nhân tạo có thể mang đến những rủi ro khó kiểm soát được
  • Chế độ dinh dưỡng giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, rong biển, các loại nấm,… cùng với các loại thực phẩm bổ sung chất khoáng như Canxi, Magie, Kali,… và thực phẩm giàu Omega 3 sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình tái tạo sụn khớp bị tổn thương.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
  • Kiểm soát tốt cân nặng cũng là cách để bạn bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp cũng như các vấn đề bệnh lý khác như tim mạch.

Hi vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp cho chính mình. Hãy chú ý đến bản thân nhiều hơn, đừng lơ là hay chủ quan với bất kỳ một triệu chứng lạ nào bởi chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng trọng cơ thể.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7