Có hay không thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp?
Có hay không thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp? Là câu hỏi đặt ra của rất nhiều người, qua bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người biết thêm về bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp? Các triệu thường gặp khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp? Các loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nội dung bài viết
Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?
Theo định nghĩa
Bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh thấp khớp mạn, tự miễn, chủ yếu ở nữ.
Theo dịch tễ học
Là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm 0,5%-3% dân số ở người lớn.
- 70 – 80% là nữ giới và 60 – 70% có tuổi trên 30.
- Một số trường hợp có tính chất gia đình.
Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố
- Tác nhân gây bệnh: Có thể là vi khuẩn, vi rút, dị nguyên nhưng chưa được xác minh chắc chắn.
- Cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới và tuổi.
- Di truyền: Bệnh có tính chất gia đình và 60-70% bệnh nhân mang yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA-DR4 (trong khi ở người bình thường là 30%).
- Yếu tố thuận lợi: sau sang chấn, cơ thể suy yếu, sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài.
Cơ chế sinh bệnh
Lúc đầu tác nhân gây bệnh tác động như kháng nguyên, đến giờ vẫn chưa biết là kháng nguyên gì, gây bành trướng dòng tế bào T được kháng nguyên kích thích trên những cơ thể cảm nhiễm di truyền trong giai đoạn đầu của bệnh. Một tiểu nhóm tế bào T hoạt hoá trong màng hoạt dịch đã sản xuất nhiều cytokine khác nhau bao gồm: Interferon γ (IFN-γ), interleukin 2 (IL2), IL6 và yếu tố hoại tử u (TNF -α), có tác dụng gây viêm màng hoạt dịch kéo dài, đặc trưng của VKDT. Kích thích thêm các tế bào khác trong màng hoạt dịch (bạch cầu đơn nhân, tế bào B, tế bào màng hoạt dịch giống nguyên bào sợi), bằng cytokine hoặc tiếp xúc trực tiếp với tế bào T hoạt hoá, sẽ dẫn đến giai đoạn bệnh thứ hai phá huỷ nhiều hơn. Các bạch cầu đơn nhân hoạt hoá và tế bào màng hoạt dịch giống nguyên bào sợi không chỉ sản xuất các cytokine tiền viêm, khác nhau (đặc biệt là IL.1 và TNF -α) và các yếu tố tăng trưởng có thể làm phức tạp thêm tình trạng viêm, mà còn kích thích sự sản xuất các metalloproteinase của chất nền và các protease khác. Chính những tác nhân này làm trung gian phá huỷ chất nền của mô khớp đặc trưng của giai đoạn phá huỷ trong VKDT.
Các thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh khớp mãn tính gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, chiếm khoảng 0,5-2% dân số. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với triệu chứng khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút… và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể. Có nhiều biện pháp điều trị đã được áp dụng bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó, các thuốc kinh điển thường được dùng là:
Thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp triệu chứng bao gồm các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid và glucocorticoid và thường không có tác dụng bảo vệ cấu trúc của khớp. Các thuốc giảm đau thường dùng có thể bao gồm một thành phần là paracetamol, tramadol hay chẳng hạn như paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol hoặc dextropropoxyphene. Các thuốc kháng viêm không steroid có đáp ứng thay đổi tùy bệnh nhân nhưng thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá và chức năng thận. Các thuốc glucocorticoid dùng đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống, chỉ dùng nhóm prednison, prednisolon hoặc methylprednisolon. Tuy nhiên, các thuốc này gây tăng các nguy cơ vữa xơ động mạch, loãng xương, suy tuyến thượng thận, teo cơ, tăng nguy cơ biến chứng trên đường tiêu hoá trên khi dùng phối hợp với NSAIDs.
- Thuốc điều trị căn bản: Gồm các thuốc có tác dụng thay đổi diễn tiến của bệnh (DMARDs). Thuốc DMARDs kinh điển thường bắt đầu có tác dụng sau 8-12 tuần như methotrexate (MTX), leflunomide, sulfasalazine, hydroxychloroquin.
- Thuốc sinh học: Nhờ những kết quả nghiên cứu gần đây về cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp dạng thấp, trong đó có vai trò quan trọng của các cytokin viêm như TNF-alpha, Interleukin-1, Interleukin-6…, các chuyên gia đã bào chế ra các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mới được gọi là phương pháp điều trị sinh học (Biological Therapy; Biotherapy). Trên cơ sở hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bệnh, về chức năng của mỗi tế bào, mỗi cytokine mà hiện nay các thuốc điều trị sinh học đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp nhờ hiệu quả cao, tác dụng nhanh và dung nạp tốt. Nhóm thuốc này bao gồm các tác nhân gây chẹn hoặc tương tác với các chức năng của các cytokines hoạt động trong cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số thuốc thuộc nhóm này đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2009. Ngoài cải thiện triệu chứng tại khớp và triệu chứng ngoài khớp trên lâm sàng, thuốc còn hạn chế tổn thương trên X-quang, hạn chế hủy khớp, bảo tồn chức năng khớp. Do thuốc giúp kiểm soát tốt diễn biến của bệnh nên ngay cả các bệnh nhân đã sử dụng corticoid dài ngày cũng có thể ngừng hẳn hoặc giảm liều corticoid. Thuộc nhóm này gồm: Thuốc ức chế cạnh tranh yếu tố hoại tử khối u: etanercept infliximab, adalimunab; thuốc ức chế tế bào T; thuốc ức chế tế bào B: Rituximab; thuốc ức chế Interleukine 1; thuốc ức chế thụ thể Interleukine 6 (Tocilizumab).
Có nên sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Các thuốc sinh học này không được khuyến cáo dùng phối hợp với nhau mà thường dùng phối hợp thuốc sinh học với methotrexat. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới lưu hành 3 thuốc sinh học sau: entanercept, abatacept, tocilizumab và được chỉ định trong các trường hợp bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, vảy nến thể mảng…) kháng với các điều trị thông thường. Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, thường vẫn kết hợp với methotrexate (MTX) nếu không có chống chỉ định.
Gần đây, nhóm thuốc này được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng sớm nhằm tránh hủy khớp. Có thể lựa chọn sử dụng một loại, sau ít nhất 03 tháng có thể chuyển sang thuốc sinh học khác. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh có thể kiểm soát được sự tiến triển của bệnh trên nhiều phương diện, tránh tổn thương khớp, cải thiện triệu chứng, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tác dụng không mong muốn đáng ngại nhất là gây suy giảm miễn dịch làm bùng phát lao và làm tăng cơ hội nhiễm khuẩn, nhiễm virut (đặc biệt virut viêm gan B, C), ung thư. Do vậy, trước khi chỉ định thuốc sinh học, cần lưu ý khảo sát phát hiện kịp thời các các tình trạng nhiễm trùng, tiêm chủng (không nên dùng vắc-xin sống và bất hoạt đồng thời với các thuốc sinh học), phản ứng quá mẫn, bệnh gan tiến triển và suy gan. Điều trị với thuốc sinh học thường kết hợp với methotrexate, có thể gây tăng enzym transaminases nên cần thận trọng khi cân nhắc điều trị cho bệnh nhân có bệnh gan tiến triển hoặc suy gan.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt