Kiểm tra thoái hóa cột sống cổ bằng những phương pháp nào?
Bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc kiểm tra và phát hiện thoái hóa cột sống sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Nội dung bài viết
1. Biểu hiện bệnh thoái hóa cột sống cổ
Đa phần, người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ thường gặp phải những biểu hiện sau:
1.1. Khó khăn khi vận động cổ
Người bị bệnh thoái hóa cột sống cổ thường có cảm giác đau, nhức mỏi rất khó chịu ở cổ. Các cử động cổ bị vướng, không linh hoạt, đôi khi còn bị cứng cổ, vẹo cổ khi trở trời.
Mọi cử động đều có thể gây ra đau đớn cho người bệnh, kể cả khi ho hoặc hắt hơi. Khi quay cổ, ngửa cổ hoặc cúi đầu, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục hoặc răng rắc của xương cột sống.
1.2. Cơn đau lan ra vùng lân cận
Không chỉ bị đau ở vùng cổ, cơn đau của bệnh thoái hóa cột sống cổ rất hay lan ra các vùng lân cận. Cơn đau từ gáy lan lên tai, lên đầu, có thể gây nhức ở vùng chẩm, vùng trán. Nó cũng có thể lan xuống vùng vai và cánh tay, gây khó khăn cho người bệnh khi vận động.
Vận động khó khăn là dấu hiệu thường gặp ở thoái hóa cột sống cổ
1.3. Dấu hiệu Lhermitte
Người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ sẽ cảm thấy như có một luồng điện chạy dọc xương sống, gây nên cảm giác khó chịu đột ngột. Thậm chí, cảm giác này còn xuất hiện ở tay, chân, ngón tay, ngón chân. Cơn đau nặng hơn khi bạn cúi cổ về trước.
1.4. Mất cảm giác ở tay
Đây là biểu hiện hiếm gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ, tuy nhiên lại rất nguy hiểm và gây hoang mang cho người bệnh. Bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở tay (khó cầm nắm và làm các động tác khéo léo).
2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống cổ
Khi thấy mình có các biểu hiện trên, bạn cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nặng như cơn đau lan rộng và dai dẳng, tay bị tê, mất cảm giác… thì bệnh đã bắt đầu gây ra biến chứng.
Để càng lâu, triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ sẽ ngày càng nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
2.1. Rối loạn tiền đình
Lý do của biến chứng này là vì bệnh thoái hóa cột sống cổ đã làm tổn thương lỗ tiếp hợp, làm máu không thể lưu thông lên não, gây thiếu máu não.
Biến chứng rối loạn tiền đình sẽ khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế,… đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi. Biến chứng cũng khiến bệnh nhân lo lắng, bồn chồn, ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe nặng nề, dẫn đến mất ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
2.2. Ảnh hưởng tuần hoàn máu
Bệnh thoái hóa cột sống cổ không chỉ làm tổn thương lỗ tiếp hợp, mà còn có thể chèn ép lên các dây thần kinh quan trọng và gây hẹp động mạch. Những điều này ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình tuần hoàn máu lên não, gây tác động xấu đến nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Đây là biến chứng đáng lo nhất của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Biến chứng có thể gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống gây liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật.
Trên đây là những biểu hiện và biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Khi có các biểu hiện mắc bệnh, bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được khám xét và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp để tránh mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ.
3. Các phương pháp kiểm tra phát hiện thoái hóa cột sống cổ
3.1. Tự kiểm tra thoái hóa cột sống cổ
Đây là cách kiểm tra đơn giản, thủ công dựa vào những triệu chứng thông thường của cơ thể để xét vào những đặc điểm mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ. Từ đó bạn sẽ có câu trả lời sơ cấp về tình trạng mắc bệnh của mình, để đi kiểm tra tại các bệnh viện lớn.
Cụ thể, bạn kiểm tra xem cơn đau tại cổ có thường xuyên không, cứng cổ khiến cổ không thể vận động quay ra sau hay quay ngang, thường xuyên có tình trạng đau nhức…
Ban đầu có thể sẽ đau đột ngột rồi thôi khiến bạn không để ý nhưng sau này cơn đau tăng dần về bệnh lý, cơn đau xảy ra thường xuyên và mức độ đau tăng cao hơn. Cơn đau này kéo dài vài giờ hoặc vài ngày rồi chạy xuống cánh tay bạn cũng bị tê đau, lúc đó, bạn cần đi bệnh viện để chữa trị.
2.2. Kiểm tra thoái hóa cột sống cổ bằng các thiết bị khoa học kỹ thuật
Khi bạn nghi ngờ mình bị thoái hóa cột sống cổ khi cơn đau cổ kéo dài, cứng cổ không xoay chuyển được thì bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra ngay bằng các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất.
2.2.1. Kiểm tra thoái hóa cột sống cổ bằng chụp CT
Chụp cắt lớp CT được nhiều người lựa chọn để kiểm tra bệnh thoái hóa cột sống cổ bằng cách quét nhiều tia X lên bộ phận cổ, lưng cần kiểm tra theo yêu cầu của người khám.
Những hình ảnh đa chiều của cột sống cổ sẽ được thể hiện trên máy tính, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét kỹ từ hình ảnh cắt lớp được chụp lại từ cổ của bạn để xác định bạn có bị thoái hóa cột sống cổ hay không. Những hình ảnh về cột sống cổ của bạn được phản ánh chân thực và độ phân giải lớn khiến các bác sĩ có sự phán đoán chính xác nhất, an toàn và tuyệt đối khách quan.
2.2.2. Kiểm tra thoái hóa cột sống cổ bằng MRI
MRI là cách chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ hiện đại chính xác bằng hình ảnh 3D màu hiện nay. Nhiều người lựa chọn phương pháp kiểm tra bệnh thoái hóa cột sống cổ này vì nó có thể kiểm tra toàn diện và độ chính xác, phán đoán cao. Cụ thể khi bạn lựa chọn cách kiểm tra cột sống cổ này bác sĩ sẽ đưa bạn vào một phòng chuyên biệt sau đó sử dụng thiết bị MRI kiểm tra cổ theo yêu cầu.
Các hình ảnh nhận được chi tiết như bạn đang nhìn thấy cột sống cổ của mình thật. Chính vì thế, bạn bị thoái hóa cổ ở giai đoạn nào đều được các bác sĩ nhận định chính xác và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
2.2.3. Kiểm tra thoái hóa cột sống cổ bằng chụp X – Quang
Chụp X – Quang là cách kiểm tra thoái hóa cột sống cổ thông dụng nhất hiện nay. Xét về lịch sử ra đời đây là phương pháp kiểm tra cổ thông dụng nhất, hình ảnh cột sống cổ của bạn được phản ánh qua phim X quang cột sống cổ.
Các tia X sẽ xuyên qua mô mềm để chụp lại xương cổ của bạn cho ra hình ảnh nhanh và chính xác để các bác sĩ xem xét, đưa ra kết luận. Chi phí chụp phù hợp với kinh tế của nhiều người, kết quả nhanh chóng chính là ưu điểm của cách kiểm tra này
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt