Đau đầu gối nguyên nhân do đâu? chẩn đoán và cách phòng tránh
Nội dung bài viết
Đầu gối thực hiện chức năng gì?
Đầu gối giúp nâng đỡ cơ thể một cách vững chắc. Chúng cũng cho phép chân gập cong và duỗi thẳng. Cả tính linh hoạt và ổn định đều cần thiết để đứng, đi bộ, chạy, luồn cúi, nhảy và quay. Các bộ phận khác của cơ thể giúp đầu gối thực hiện chức năng của chúng. Đó là:
- Xương.
- Sụn.
- Cơ.
- Dây chằng.
- Gân.
Nếu bất kỳ bộ phận nào trong số này bị tổn thương, đầu gối có thể bị đau và không thể thực hiện chức năng.
Ai thường mắc các vấn đề về đầu gối?
Nam giới, phụ nữ và trẻ em đều có thể mắc phải các vấn đề về đầu gối. Chúng xảy ra ở mọi người thuộc tất cả các chủng tộc và nguồn gốc dân tộc.
Những nguyên nhân nào gây ra các vấn đề về đầu gối?
Các vấn đề cơ học về đầu gối có thể bị gây ra do:
- Cú đánh trực tiếp hoặc cử động đột ngột làm căng đầu gối.
- Viêm xương khớp ở đầu gối do bào mòn các bộ phận của đầu gối.
- Các vấn đề về viêm đầu gối có thể do một số bệnh thấp khớp như là viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân (lupus). Các bệnh này gây sưng, có thể tổn hại đầu gối vĩnh viễn.
Phương pháp chẩn đoán các vấn đề về đau đầu gối?
Bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về đầu gối theo:
- Bệnh sử.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm chẩn đoán (như là chụp x-quang, chụp xương, chụp cắt lớp CAT, MRI, nội soi khớp và sinh thiết
Viêm khớp ở đầu gối:
Loại viêm khớp đầu gối thường gặp nhất là viêm xương khớp. Trong bệnh này, sụn ở đầu gối bị bào mòn dần dần. Phương pháp điều trị viêm xương khớp là:
- Thuốc giảm đau chẳng hạn như aspirin và acetaminophen.
- Thuốc giảm sưng và viêm chẳng hạn như ibuprofen và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
- Tập thể dục để cải thiện vận động và sức mạnh.
- Giảm cân.
Thấp khớp là dạng khác của viêm khớp có ảnh hưởng đến đầu gối. Khi bị thấp khớp, đầu gối bị viêm và sụn có thể bị hủy hoại. Phương pháp điều trị bao gồm:
- Liệu pháp vật lý.
- Dược phẩm.
- Phẫu thuật thay thế đầu gối (với đầu gối bị tổn hại nghiêm trọng).
Thương tổn và rối loạn sụn
Nhuyễn sụn (Chondromalacia, phát âm là KON-dro-muh-lay-she-uh) xảy ra khi sụn ở xương bánh chè bị mềm đi. Có thể xảy ra điều này do thương tổn, vận động quá mức hoặc yếu cơ hoặc nếu các bộ phận của đầu gối bị lệch. Nhuyễn sụn có thể phát triển nếu cú đánh mạnh vào xương bánh chè đánh bật mảnh sụn hay miếng sụn có chứa mảnh xương ra.
Knee Problems
Sụn chêm (meniscus, phát âm là meh-NISS-kus) là mảnh sụn có hình chữ C hoạt động như miếng đệm giữa xương đùi và xương chày (xương ống chân). Sụn có thể dễ bị thương tổn nếu đầu gối bị vặn trong khi chịu trọng lượng nặng. Có thể bị đứt một phần hoặc toàn bộ. Nếu đứt nhỏ, sụn chêm vẫn nối với mặt trước và mặt sau của đầu gối. Nếu đứt lớn, sụn chêm có thể bị treo lơ lửng bằng chuỗi sụn. Mức độ nghiêm trọng của thương tổn tùy thuộc vào vị trí và kích cỡ vết đứt.
Phương pháp điều trị thương tổn sụn bao gồm:
- Các bài thể dục tăng cường cơ bắp.
- Kích điện để tăng cường cơ bắp.
- Phẫu thuật các thương tổn nặng.
Thương tổn dây chằng:
Hai dây chằng thường bị thương tổn ở đầu gối là dây chằng hình chữ thập trước (ACL) và dây chằng hình chữ thập sau (PCL). Thương tổn ở các dây chằng này đôi khi được gọi là “bong gân.” ACL thường xuyên bị kéo căng hoặc bị đứt ra nhất (hoặc cả hai) do cử động vặn đột ngột. PCL thường bị thương do tác động trực tiếp chẳng hạn như tai nạn ô tô hoặc chặn bóng (trong bóng đá).
Các dây chằng khớp gối giữa và bên thường bị thương do cú đánh vào bên ngoài đầu gối. Điều này có thể kéo căng dây chằng và gây đứt. Những cú đánh này thường xuyên xảy ra trong các môn thể thao như bóng đá hoặc khúc côn cầu.
Thương tổn dây chằng được điều trị bằng:
- Các túi chườm nước đá (ngay sau khi bị thương) để giảm sưng.
- Các bài thể dục tăng cường cơ bắp.
- Nẹp.
- Phẫu thuật (với các thương tổn nặng hơn).
Thương tổn và rối loạn gân
- Ba dạng thương tổn và rối loạn gân chính là:
- Viêm gân (gân bị viêm) và đứt gân.
- Bệnh Osgood-Schlatter.
- Hội chứng dải xương chày.
Thương tổn gân nằm trong khoảng từ viêm gân (gân bị viêm) đến đứt gân (rách). Đứt gân thường xuyên xảy ra nhất do:
- Gân hoạt động quá mức (đặc biệt trong một số môn thể thao). Gân kéo căng giống như dây cao su bị giãn và bị viêm. Cố gắng đỡ cho khỏi bị ngã. Nếu cơ đùi bị co rút lại, gân có thể bị đứt. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nhất ở người cao tuổi có gân yếu.
- Một dạng viêm gân đầu gối được gọi là đầu gối của vận động viên nhảy xa (jumper’s knee). Trong các môn thể thao đòi hỏi phải nhảy như bóng rổ, gân có thể bị viêm hoặc đứt.
- Bệnh Osgood-Schlatter do đè nén hoặc kéo căng một phần của vùng phát triển xương ống chân trên gây ra. Bệnh này gây sưng ở đầu gối và phần xương ống chân trên. Bệnh có thể xảy ra nếu gân của người nào đó bị đứt ra khỏi xương, mang theo một mảnh xương. Những người trẻ tuổi chạy nhảy trong khi chơi thể thao có thể mắc phải dạng thương tổn này.
- Hội chứng dải xương chày xảy ra khi gân cọ xát vào xương phía ngoài của đầu gối và gây sưng. Hội chứng sẽ xảy ra nếu đầu gối vận động quá mức trong một thời gian dài. Điều này đôi khi xảy ra trong khi huấn luyện thể thao.
Phương pháp điều trị thương tổn và rối loạn gân bao gồm:
- Nghỉ ngơi.
- Chườm đá.
- Nâng lên.
- Dược phẩm chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen để giảm sưng.
- Nghỉ ngơi.
- Chườm đá.
- Băng đàn hồi trên đầu gối.
- Các bài thể dục tăng cường cơ bắp.
- Tiêm cortisone vào nếp gấp đó.
- Phẫu thuật để loại bỏ nếp gấp nếu phương pháp điều trị đầu tiên không khắc phục được vấn đề.
Bác sĩ nào điều trị các vấn đề về đầu gối?
Thương tổn và các bệnh về đầu gối thường được bác sĩ chỉnh hình (bác sĩ điều trị các vấn đề về xương, khớp, dây chằng, gân và cơ) điều trị.
Phòng tránh các vấn đề về đầu gối bằng cách nào?
Một số vấn đề về đầu gối (như là những vấn đề do tai nạn gây ra) không thể phòng tránh được. Nhưng nhiều vấn đề về đầu gối có thể phòng tránh được bằng cách thực hiện những điều sau đây:
- Khởi động trước khi chơi thể thao. Đi bộ và kéo căng là những bài tập khởi động tốt. Kéo căng cơ trước và sau đùi là một cách tốt để khởi động đầu gối.
- Làm cho cơ chân khỏe bằng cách tập một số bài thể dục (ví dụ như đi lên cầu thang, đi xe đạp tại chỗ hoặc tập tạ).
- Tránh những thay đổi đột ngột về cường độ tập thể dục.
- Tăng cường sức lực hoặc thời gian hoạt động một cách từ từ.
- Đi giày phù hợp và ở tình trạng tốt.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tăng cân tạo thêm áp lực cho đầu gối.
- Dạng bài thể dục nào là tốt nhất cho người gặp vấn đề về đầu gối?
Ba dạng bài thể dục tốt nhất cho những người bị viêm khớp là:
- Bài thể dục trong phạm vi vận động. Những bài tập này giúp duy trì hoặc tăng cường tính linh hoạt. Chúng cũng giúp giảm việc cứng đầu gối.
- Bài thể dục tăng cường. Những bài tập này giúp duy trì hoặc tăng sức mạnh của cơ. Cơ khỏe giúp nâng đỡ và bảo vệ khớp bị viêm.
- Bài thể dục nhịp điệu hoặc sức bền. Những bài tập này cải thiện chức năng tim và tuần hoàn máu. Chúng cũng giúp kiểm soát cân nặng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng thể dục nhịp điệu có thể giảm sưng ở một số khớp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt