Gai cột sống điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây
Gai cột sống (tên khoa học là Spondylosis) là một dạng bệnh bắt nguồn từ sự thoái hóa hoặc tổn thương của cột sống. Gai cột sống điều trị như thế nào là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người mắc bệnh đang băn khoăn. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân gây ra gai cột sống và các phương pháp điều trị hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về gai cột sống là gì?
Gai cột sống được lý giải là tình trạng cột sống mọc thêm các gai xương bên ngoài hoặc hai bên đốt sống, dây chằng hoặc sụn khớp. Bản chất của gai xương thực ra là các phần xương mọc dài ra do sự ma sát của các phần xương liên tiếp nhau của đốt sống. Nguyên nhân cốt lõi nhất là do các đĩa sụn bị thoái hóa, bị vỡ ra gây mất nước và xẹp xuống hoặc cũng có thể do phản ứng tự điều hòa của cơ thể khắc phục những phần xương bị tổn thương dẫn đến hình thành gai.
Bất kỳ phần nào của cột sống cũng có thể tự mọc ra các gai xương, tuy nhiên có hai vị trí thường mắc phải nhất là cột sống lưng và cột sống cổ – những phần hoạt động nhiều nhất của cột sống. Thực chất, các sự mọc thêm các gai xương không khiến người bệnh đau đớn nếu chúng không chèn ép lên rễ thần kinh hoặc các phần mềm xung quanh.
2. Những nguyên nhân gây ra gai cột sống
Theo các chuyên gia lý giải thì bệnh gai cột sống gây ra bởi 3 nguyên nhân chính, cột sống bị thoái hóa, bị tổn thương hoặc do viêm khớp mãn tính.
- Thoái hóa cột sống: Quá rình cột sống bị thoái hóa, đĩa sụn bị mất nước (thành phần chiếm 80%) nên chúng bị xẹp xuống, đồng thời làm biến đổi một số chất bên trong, làm cho phần sụn khớp dễ bị canxi hóa. Chính quá trình này gây ra sự lắng đọng canxi ở dây chằng rồi dần dần hình thành nên gai.
- Chấn thương cột sống: Khi cột sống bị tổn thương (có thể là do vận động, làm việc sai tư thế hoặc chơi thể thao sai cách,…), cơ thể sẽ có phản ứng tự khắc phục những vị trí xương bị hư hại đó. Quá trình này cũng có khả năng khiến cột sống hình thành nên gai xương.
- Bệnh lý viêm cột sống mãn tính: Tình trạng viêm này có ảnh hưởng không ít đến phần sụn đốt sống, lâu dần các đĩa sụn bị hao mòn, bị vỡ ra gây mất nhiều nước. Đĩa sụn bị xẹp xuống sẽ làm cho các bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát lên nhau. Cũng do sự tự điều chỉnh của cơ thể để hồi phục tổn thương xương mà hậu quả là hình thành các gai xương.
Ngoài những nguyên nhân trên, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cột sống của bạn. Nếu như không có sự chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cần thiết thì quá trình thoái hóa cột sống cũng diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu hay các loại chất kích thích khác cũng có thể gây ra bệnh gai cột sống.
3. Những triệu chứng của gai cột sống
Hiểu biết rõ về những dấu hiệu bệnh thường gặp là điều quan trọng để có thể tìm ra cách điều trị kịp thời và triệt để. Đa số bệnh nhân lúc mới bị gai cột sống thường không nhận thấy những triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi các gai xương cọ xát vào các phần xương khác hoặc những phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ thần kinh thì mới xuất hiện những cơn đau dữ dội. Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh:
- Đau thắt vùng lưng, cổ: Đây là hai vị trí đau nhiều nhất khi bị gai cột sống. Thời gian đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy mỏi, đơ và cứng ở lưng, cổ, lâu ngày các cơn đau lan rộng ra xung quanh. Từ cổ lan ra hai vai, xuống cánh tay, cơn đau lan dọc theo cột sống xuống lưng, vùng hông, đùi, bắp chân và các ngón chân do đau thần kinh tọa.
- Mất cân bằng: Khi phải đối mặt với các cơn đau, người bệnh sẽ có xu hướng lười vận động do cử động rất khó khăn. Điều này làm cản trở sự lưu thông của máu, khí huyết làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các cơn đau có xu hướng giảm đi khi cơ thể được nghỉ ngơi, đau dữ dội hơn khi vận động.
- Mất cảm giác chi dưới: Khi bị gai cột sống, cơn đau lan rộng ra sẽ làm giảm lực các bắp tay, chân. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn, ảnh hưởng đến rễ thần kinh khiến cho hai chân tê bì, mất cảm giác và có thể không đi lại được.
- Mất kiểm soát đại và tiểu tiện: Đây là khi bệnh quá nghiêm trọng, các cơn đau nhức dữ dội khiến bệnh nhân mất cảm giác và không thể kiểm soát được việc đại tiện và tiểu tiện.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài những triệu chứng trên thì người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật, nhận biết qua các biểu hiện như tăng tiết mồ hôi, huyết áp thất thường, rối loạn phản xạ cơ thể,…
- Biến chứng: Nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng, gai cột sống có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vẹo cột sống, gù lưng hoặc thậm chí là bị tàn phế,…
4. Gai cột sống điều trị như thế nào?
Cho đến nay, các chuyên gia cũng tìm ra nhiều hướng điều trị bệnh khác nhau, từ đông y, tây y đến các bài thuốc dân gian lưu truyền lâu đời. Vậy Gai cột sống điều trị như thế nào, dưới đây là những cách thường được áp dụng:
Phương pháp đông y
Trong đông y, người ta sẽ điều trị gai cột sống theo 2 hướng:
- Sắc thuốc uống: Là các loại thảo dược có dược tính mạnh giúp làm giảm đau, cải thiện và phục hồi những tổn thương của xương.
- Châm cứu, bấm huyệt: Việc xoa bóp, châm cứu và bấm huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết, giúp bào mòn gai xương và hạn chế sự lắng đọng canxi.
Cả hai hướng điều trị đều mang lại những hiệu quả lâu dài và tích cực, được chứng minh qua sự chuyển biến bệnh tốt ở nhiều bệnh nhân.
Uống thuốc Tây
Việc uống thuốc Tây để giảm đau hay kháng viêm là cách nhanh nhất và tiện dụng nhất để làm dịu các cơn đau. Đây cũng là phương án mà các bệnh nhân nghĩ đến đầu tiên khi phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, không đem lại hiệu quả triệt để. Không những thế, việc lạm dụng thuốc Tây còn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Các bài thuốc dân gian
Nhiều bài thuốc dân gian lưu truyền lâu đời cũng đem lại hiệu quả rất tốt trong việc điều trị gai cột sống. Một số loại thực vật có tác dụng là giảm đau, khắc phục tình trạng bệnh như lá lốt, cây xương rồng, lá hương nhu hay ngải cứu đâm nhuyễn với một ít muối để đắp lên chỗ đau. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi gai cột sống điều trị như thế nào hiệu quả, an toàn.
Vật lý trị liệu
Hiện nay với sự phát triển của khoa học, phương pháp vật lý trị liệu cũng được áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh. Những biện pháp vật lý trị liệu thường được dùng là bài tập vận động phục hồi chức năng có kèm các loại máy móc, điện xung, châm cứu,… đem lại kết quả tốt trong điều trị gai cột sống.
Những thông tin trên bài viết đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “gai cột sống điều trị như thế nào?” một cách chính xác và đầy đủ nhất. Hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị nếu như bạn nghi ngờ mình mắc phải gai cột sống. Đây là căn bệnh nguy hiểm, bạn nên trang bị những kiến thức cần thiết để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng không mong muốn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt