Gai cột sống thoát vị đĩa đệm – Căn bệnh không chỉ riêng của người cao tuổi

Hiện nay từ khóa chữa gai cột sống thoát vị đĩa đệm là một trong những từ được dân văn phòng tìm kiếm khá nhiều. Do tính chất đặc thù của ngành văn phòng, nhân viên phải thường xuyên ngồi một chỗ trong suốt thời gian dài, ít di chuyển. Nếu tình trạng kéo dài sẽ có thể dẫn đến đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến gai cột sống thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị. Mời các bạn cũng tham khảo.

1. Đối tượng nào dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị địa đệm có nguyên nhân bắt nguồn từ đau cột sống cổ và lưng

Rất nhiều người quan niệm rằng, gai cột sống thoát vị đĩa đệm chỉ thường gặp ở người cao tuổi. Thực tế, có nhiều đối tượng khác nhau cũng có khả năng mắc bệnh như sau:

  • Người có độ tuổi từ 22 – 65; tập trung nhiều ở người trung niên và cao tuổi.
  • Người có nghề nghiệp ngồi lâu, ít vận động hoặc đứng lâu, làm việc sai tư thế: nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may, giáo viên…
  • Người thường xuyên vận động mạnh, bê vác nặng: công nhân, nông dân, người chuyên khiêng vác đồ…
  • Người bị thừa cân, béo phì; yếu tố di truyền.
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng.
  • Người từng bị chấn thương, va đập mạnh tác động vào vùng cột sống…

2. Biểu hiện của gai cột sống thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra chủ yếu ở 2 vị trí là cột sống thắt lưng và cột sống cổ. trong đó triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường chia theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1 có biểu hiện hạn chế khả năng vận động, khó cúi, quay cổ khó, đau dữ dội đốt sống cổ C5, C6. Giai đoạn 2 xảy ra các tình trạng tê và yếu liệt vùng vai cổ, cơn đau lan lên đầu. Giai đoạn 3 có biểu hiện gây đau rễ thần kinh, tê cóng tay, rối loạn vận động.

Hiện nay gai cột sống thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh của người già nữa, những người trẻ có nguy cơ và gặp phải các triệu chứng thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng.

Tại Mỹ, bệnh thoát vị đĩa đệm khiến khoảng 2 triệu người nghỉ việc, chi phí chữa bệnh lên tới 21 tỷ đô. Còn ở Việt Nam có khoảng 30% dân số mắc bệnh Các triệu chứng đau, mỏi, tê bì, xuất hiện dọc theo các dây thần kinh tạo cảm giác khó chịu, phiền hà trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt vào ban đêm, các triệu chứng này lại càng rõ ràng hơn khiến người bệnh khó hoặc mất ngủ. Còn vào ban ngày, các tư thế làm việc bị hạn chế bởi cơn đau khiến hiệu quả làm việc giảm xuống rõ rệt.

Dấu hiệu nào cho biết bạn bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm?

  • Đau nhức vai gáy và vùng thắt lưng; đau tại chỗ hoặc lan ra nhiều các bộ phận trên cơ thể như vùng hông, đau từ mông kéo xuống đùi, chân, bắp chân, bàn chân; đau đầu, cánh tay, bàn tay…
  • Cơn đau hay tái phát, lúc đau âm ỉ lúc đau dữ dội như kim châm; đau nhiều hơn khi ho và hắt hơi…
  • Cảm giác chân tay bị tê, ngứa ran như kiến bò, kim châm; thỉnh thoảng bị căng cơ, chuột rút.
  • Ngồi lâu, đứng lâu khiến cơn đau trở nên trầm trọng, khó chịu.
  • Việc cử động tay, chân, cầm nắm đồ vật, di chuyển đi lại khó khăn hơn.
  • Rối loạn vận động, rối loạn dây thần kinh thực vật.
  • Chức năng tình dục suy giảm.
  • Đau mỏi khắp người, mất ngủ, chán ăn; sức khỏe giảm sút.
 Đau nhức vùng thắt lưng là triệu chứng điển hình của gai cột sống thoát vị đĩa đệm

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm là hội chứng đau khập khiễng đáy nồi, nó làm cho người bệnh không thể vận động liên tục được. Nặng hơn bệnh thoát vị đĩa đệm còn gây teo cơ, yếu cơ tứ chi hoặc làm mất khả năng lao động. Trong trường hợp xấu nhất người bệnh có thể tàn phế vĩnh viễn, không còn khả năng vận động hay đi lại. Vì vậy người bệnh cần phải chữa trị kịp thời khi bị thoát vị đĩa đệm.

3. Bệnh gai cột sống thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Chỉ mới điểm qua một vài triệu chứng chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu được bệnh thoát vị cổ có nguy hiểm không? Tuy nhiên, đó không phải là tất cả về bệnh lý này. Bệnh còn diễn ra theo từng đợt khác nhau, không cố định.

  • Cụ thể, giai đoạn đầu bệnh có thể khởi phát một cách bất ngờ, các cơn đau xuất hiện khi người bệnh làm một số động tác khó như bất ngờ cúi người, ưỡn cột sống cổ quá đà,…
  • Đến những giai đoạn sau, từ giai đoạn thứ phát đến giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự gia tăng của cơn đau, thậm chí khiến cho các bộ phận liên quan bị tê bì, mất dần cảm giác nên không thể cầm nắm các đồ vật như bình thường. Trường hợp bệnh biến chuyển nặng sẽ khiến người bệnh bị bại liệt.

4. Các cách điều trị bệnh gai cột sống thoát vị đĩa đệm

Có nhiều cách để điều trị căn bệnh gai cột sống thoát vị đĩa đệm, phổ biến nhất là hai cách điều trị bằng Tây y và Đông y. Mỗi cách điều trị đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó. Tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, người bệnh cần cân nhắc chọn lựa cách điều trị phù hợp.

Điều trị bằng Tây y

  • Khi gặp thoát vị đĩa đệm, Tây y thường được dân văn phòng sử dụng nhiều để điều trị. Phương án này sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, khiến cho các triệu chứng của bệnh được đẩy lùi rất nhanh, gây cảm giác an toàn giả tạo cho người bệnh.
  • Tuy nhiên vì phương pháp này thường không dứt điểm được bệnh nên nếu uống trong thời gian dài người bệnh có thể bị xơ gan, đau dạ dày hoặc nhờn thuốc… như vậy bệnh sẽ càng khó chữa hơn.

Như chúng ta điều biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa điểm bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt trong ăn, uống, vận động và thói quen làm việc của chúng ta. Thay đổi những thói quen nhỏ từng ngày sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm và các căn bệnh khác. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn đọc về căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Dùng thuốc tây để điều trị gai cột sống thoát vị đĩa đệm
  • Trong trường hợp bệnh quá nặng, Tây y sẽ chọn mổ để giúp bệnh nhân chữa bệnh. Tuy nhiên đây lại là phương pháp chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn khi phẫu thuật thoát vị vì nó không hiệu quả cho tất cả trường hợp. Một số rủi ro có thể kể đến như: nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hay thoái hóa cột sống…khiến vùng cột sống sau khi mổ không còn linh hoạt như trước nữa.

Điều trị bệnh bằng Đông y

  • Bằng việc sử dụng các bài thuốc tự nhiên, chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y tuy có vẻ chậm hơn nhưng lại là phương án tốt nhất vì người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không để lại tác dụng phụ.
  • Hơn nữa Đông y không chỉ chữa bệnh, các bài thuốc Đông y còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi xương khớp và nâng cao chức năng của các cơ quan trong cơ thể, giúp sức khoẻ của bạn phục hồi từ bên trong. Qua đó ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh.
  • Ngoài ra vì thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó điều trị nên không chỉ uống thuốc là có thể khỏi được. Vậy nên Đông y cũng kết hợp thêm các phương pháp khác nhằm đẩy nhanh quá trình trị bệnh như châm cứu, bấm huyệt hay xoa bóp…

Các phương pháp này có tác dụng:

  • Kháng viêm, thải độc hay giảm nhanh các cơn đau nhức tê bì.
  • Kích thích tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu, bồi bổ khí huyết khiến cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn.

Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh gai cột sống thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân cân nhắc những cách điều trị khác nhau. Tốt hơn hết là tất cả chúng ta luôn trong tâm thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tự giác và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình, sẵn sàng chiến đấu đẩy lùi căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Để hiểu sâu hơn về lĩnh vực này hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và hỗ trơ.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7