Gai đôi cột sống bẩm sinh – căn bệnh không thể xem thường
Gai cột sống bẩm sinh được hình thành trong thời kỳ mang thai do ống thần kinh trong bào thai (neural tube) và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống không được đóng lại hoàn toàn. Cùng tìm hiểu về gai đôi cột sống bẩm sinh qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống là cụm từ được dịch từ chữ spina bifida, theo tiếng latin nó có nghĩa là cột sống bị tách đôi (split spine). Đây là một dạng dị tật bẩm sinh (gai cột sống bẩm sinh) được hình thành trong thời kỳ mang thai do ống thần kinh trong bào thai (neural tube) và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống không được đóng lại hoàn toàn.
Gai đôi cột sống bẩm sinh có thể được phát hiện thông qua các khe hở trên cột sống bằng hình chụp X-quang, trường hợp thường gặp nhất là gai đôi cột sống ở vùng thắt lưng. Trên các bản phim chụp của những người bị gai đôi cột sống, ta sẽ thấy gai sau của cột sống bị tách đôi chứ không dính liền với nhau và tạo ra một khe hở ở giữa, phần hở này thực ra là do hệ thống tổ chức sụn xơ không được cốt hoá nên không thể cản quang. Cũng vì nguyên nhân này mà bệnh được gọi là gai cột sống đôi hoặc gai đôi cột sống.
Trường hợp hiếm gặp nhất với gai đôi cột sống và được coi là bệnh lý là khi có thoát vị màng não qua lỗ hở, nhưng rất ít khi xảy ra. Điều này cũng khiến cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn hơn do vì có thể do một nguyên nhân khác có triệu chứng giống với bệnh gai đôi cột sống.
2. Phân loại bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Về cơ bản, gai đôi cột sống bẩm sinh được chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta), gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não (meningocele).
Vị trí mà bệnh thường hay bắt gặp nhất là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Trong 3 dạng kể trên thì gai đôi có nang là dạng nguy hiểm nhất vì nó dẫn đến mất chức năng ở 1 phần cơ thể của người bệnh và cho dù có tiến hành phẫu thuật đóng chỗ hở lại thì cũng không thể cải thiện hoàn toàn chức năng của dây sống.
Tỉ lệ bị gai đôi cột sống hiện tại ở mức tương đối cao, sẽ có khoảng 1-2 trẻ sơ sinh mắc phải chứng bệnh này trên 1000 trẻ được sinh ra. Tuỳ theo chủng tộc và vùng địa lý mà tỷ lệ này có sự thay đổi khác nhau.
Theo sự tính toán của các nhà chuyên môn thì tỉ lệ bị gai cột sống bẩm sinh ở bào thai có thể giảm tới 70% nếu người mẹ được cho uống bổ sung acid folic trước khi mang thai.
3. Triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống chỉ thực sự được coi là bệnh lý khi có thoát vị màng não qua lỗ hở, nhưng đây là trường hợp khá hiếm gặp. Vì vậy đôi khi người bệnh bị đau thắt lưng do nguyên nhân khác nhưng quá trình chẩn đoán lại bị gai đôi cột sống làm lạc hướng.
Một nghiên cứu được tiến hành đã chỉ ra rằng trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có thêm gai đôi thì sẽ nặng hơn, một nghiên cứu khác lại cho thấy gai đôi có thúc đẩy chuyện bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị gai đôi là bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm.
Theo ước tính, khoảng 10-12% dân số bị gai đôi cột sống nhưng đa số không đi kèm với các biểu hiện lâm sàng và không gây ảnh hưởng nhiều đến vận động. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, nó mới gây vẹo cột sống và đau.
Biểu hiện của bệnh gai cột sống bẩm sinh tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bệnh nhân gặp phải. Trong trường hợp nặng nhất thì bệnh nhân có thể bị liệt hay mất cảm giác các chi, không thể kiểm soát được hoạt động của đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.
Trường hợp nhẹ hơn hay còn gọi là loại ẩn, ở loại này chỉ có phần xương không được đóng kín, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Đây cũng là lý do nhiều người được chẩn đoán gai cột sống bẩm sinh nhưng không thấy cảm thấy dấu hiệu nào của bệnh.
Bên cạnh đó, một số người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng thần kinh ở chân và bàng quang, điều này được lý giải là trong quá trình phát triển cột sống, dây sống bị kẹt bên dưới phần cột sống bị hở.
Bệnh gai đôi cột sống có thể gây ra các biến chứng đi kèm cho trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh như thoát vị tuỷ, màng tuỷ ra ngoài gây ra các rối loạn về thần kinh. Ngoài ra cũng có một số trường hợp ngoại lệ khi gai đôi cột sống không thể hiện bất cứ triệu chứng nào cho đến tuổi trưởng thành.
3. Điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh
Việc đầu tiên mà những người bệnh thường nghĩ đến khi phát hiện mình bị gai cột sống bẩm sinh đó là phẫu thuật cắt bỏ gai. Tuy nhiên, trên thực tế mổ gai cột sống là một quyết định cực kì quan trọng, vì mỗi ca phẫu thuật đều có một tỷ lệ rủi ro nhất định. Do đó giải pháp này chỉ được thực hiện như là sự lựa chọn cuối cùng khi bệnh đã trở nặng và các gai gây chèn ép lên dây thần kinh, tổn thương ống tủy làm đau, tê liệt tứ chi.
Đối với những bệnh nhân gai cột sống thì cách điều trị tốt nhất là các phương pháp bảo tồn, nhiều người sẽ muốn tiến hành phẫu thuật để trị dứt điểm nhưng rủi ro mang lại và chi phí phải bỏ ra sẽ không hề rẻ chút nào. Cần nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau không chứa steroid như Aspirin, Profenid, Alaxan…
Việc kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp ích cho người bị gai cột sống bẩm sinh như hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Bên cạnh đó, các bài tập vận động phù hợp ở vùng cơ lưng như yoga hoặc bơi lội nhẹ nhằm mục đích để làm giãn các cơ cạnh cột sống, chống co cơ và giảm đau gai cột sống đáng kể.
Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố không thể bỏ qua, đặc biệt lưu ý hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật và tăng cường các loại trái cây, rau xanh, bổ sung thêm sữa.
Khi điều trị gai đôi cột sống, người bệnh vẫn được khuyến khích nên tập thể dục đều đặn, nhưng hết sức lưu ý lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh những bài tập gây ảnh hưởng trực tiếp lên cột sống. Một số môn thể thao nhẹ có thể như bơi lội, yoga… có thể là giải pháp hoàn hảo để giảm sức nặng cơ thể dồn lên cột sống.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thuốc thuộc nhóm giảm đau, kháng viêm không steroid giúp giãn cơ và kết hợp thêm một số dụng cụ hỗ trợ như đai thắt lưng hay nâng đỡ như áo nẹp lưng… mục đích nhằm giảm bớt sức ép lên các đốt sống bị bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh căn bệnh gai đôi cột sống bấm sinh. Đặc biệt là đối với các bà mẹ đang mang thai cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm phòng chống căn bệnh gai đôi cột sống ở thai nhi, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt