Giải đáp thắc mắc về thoái hóa khớp gối.
Thoái hoá khớp gối là bệnh lý vô cùng phổ biến, bất cứ độ tuổi nào trong đó thường gặp nhất ở người trung niên và người cao tuổi. Vậy thoái hóa khớp gối là gì? Có chữa được không? Bị thoái hóa khớp gối có tập thể thao được không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương các cấu trúc trong khớp gối, tức là sụn khớp và xương dưới sụn gây ra các phản ứng viêm, hình thành nên các cytokin và enzym tham gia vào quá trình phá hủy sụn khớp.
Thoái hóa khớp gối đang có xu hướng trẻ hóa.Theo số liệu thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm tiếp nhận khoảng 70.000 – 80.000 lượt khám. Trong khi, 4 – 5 năm trước đó chỉ có khoảng 40.000 – 50.000 người, trong đó tỷ lệ người trẻ đến khám năm sau cao hơn năm trước.
Rất nhiều nguyên nhân đã được các chuyên gia xương khớp chỉ ra, gồm:
- Thoái hóa khớp gối do vấn đề lão hóa
- Thoái hóa khớp gối do chấn thương
- Thoái hóa khớp gối do lão hoá
- Thoái hóa khớp gối do béo phì
- Thoái hóa khớp gối do chế độ dinh dưỡng
- Thoái hóa khớp gối do sử dụng thuốc.
Việc nhận biết tình trạng thoái hóa khớp gối khá đơn giản, tuy nhiên ở giai đoạn đầu nhiều người có thể nhầm lẫn với các biểu hiện đau nhức mỏi khớp thông thường. Chỉ khi bệnh bùng phát những cơn đau dữ dội hay hạn chế vận động mọi người mới tìm cách điều trị và tiến hành thăm khám.
2. Thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không?
Từ trước tới nay, thoái hóa khớp gối vẫn được coi là “bệnh của người già”. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa khớp gối ngày càng tăng, một phần là do chấn thương do chơi thể thao.
Bàn về vấn đề “Thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không”, câu trả lời là: vẫn có thể chơi nhưng ở mức độ cho phép. Tức là, người bệnh vẫn có thể vận thể thể chất thông qua 1 số bộ môn như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh… Các môn thể thao này giúp người bệnh giãn cơ, cơ bắp chắc khỏe, bảo vệ và tái tạo sụn khớp tốt hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể được kích thích.
Người bệnh bị thoái hóa khớp gối chỉ nên tập luyện thể thao ở mức độ vừa phải, không lạm dụng dẫn tới quá sức. Tình trạng khớp gối bị đau nhức do căng cơ quá đà dẫn đến tốc độ thoái hóa trở nên nhanh hơn, cơn đau dữ dội, tê bì và khó dứt hơn.
3. Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn và cần chữa từ sớm. Tùy vào mức độ bệnh lý, thể bệnh và sức bền của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các cách khắc phục thoái hóa khớp gối khác nhau. Các phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối giúp người bệnh ngăn chặn, làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng cách tái tạo và bảo vệ sụn, xương dưới sụn chắc khỏe, trở nên vững chắc, linh hoạt hơn.
Điều trị thoái hóa khớp gối có nhiều cách. Tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách chữa bằng tây y hoặc đông y như sau:
3.1. Chữa thoái hóa khớp bằng tây y:
Dùng thuốc: Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, gồm: 1 số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein (efferalgan codein), thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống, bôi hoặc tiêm), thuốc tiêm corticoid tiêm nội khớp
Phẫu thuật: Một số phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là: Mổ hở, nội soi tạo tổn thương dưới sụn, nội soi làm sạch khớp gối, phẫu thuật đục xương chỉnh trục và thay khớp gối nhân tạo. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm chụp XQ, chụp MRI hoặc xét nghiệm máu,…
Lưu ý: Người bệnh chỉ nên dùng thuốc hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây biến chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, đau bụng, bồn chồn, tiêu chảy…
3.2. Chữa thoái hóa khớp bằng đông y
Đông y luôn được xem là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, trong đó có thoái hóa khớp gối.
Xét về nguyên nhân gây bệnh, đông y cho rằng, thoái hóa khớp gối bị gây nên do khí huyết không thông, gân mạch không, tắc nghẽn mạch máu khiến sụn, khớp và xương dưới sụn không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nguyên tắc điều trị bệnh là giảm đau, trị viêm bằng cách lưu thông khí huyết, bồi bổ gân mạc.
Người bệnh có thể áp dụng cách chữa bằng đông y thông qua 1 số phương pháp như: Dùng thuốc (thuốc uống, thuốc đắp, rượu thuốc), xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu. Dựa vào thể trạng sức khỏe của mỗi người, thầy thuốc sẽ cung cấp cách chữa phù hợp nhất.
4. Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần lưu ý những gì?
Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối tưởng dễ mà lại phức tạp vô cùng. Việc chăm sóc đúng kỹ thuật và hợp lý giúp người bệnh phục hồi nhanh, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Ngược lại, việc chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối không đến nơi đến chốn dễ gây triệu chứng dai dẳng, thậm chí là biến chứng.
Dưới đây là những gợi ý trong việc chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối:
Cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh của mình: Biết đúng người đúng bệnh là cách tốt nhất để điều trị hiệu quả. Biết chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân sẽ giúp người bệnh nhận định được những điều trị nên và không nên làm, từ đó điều trị lối sống cho khoa học và lành mạnh hơn.
4.1. Cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối khi đau khớp
Nếu người bệnh bị thoái hóa khớp gối bị đau khớp, đầu tiên, hãy giảm đau tức tốc. Một số cách giảm đau hiệu quả là dùng thuốc giảm đau, chườm đá, massage khớp hoặc xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… Các cách này giúp cân bằng lượng khí trong cơ thể, giúp khí huyết lưu thông nuôi gân mạch tốt, giảm đau và giúp khớp gối hoạt động trơn tru hơn.
4.2. Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối bằng cách tạo thuận lợi trong vận động
Ở mức độ bệnh nhẹ, người bệnh vẫn có thể vận động. Tất nhiên, cần đúng cách. Người bệnh nên vận động thông qua 1 số bài vận động trị liệu hoặc các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, tập yoga hay dưỡng sinh. Cách bài tập này giúp giãn cơ, cơ bắp chắc khỏe hơn, vận động khớp gối thoải mái. Nếu cơn đau quá nhức, người bệnh có thể dùng thêm gậy, nạng chống, để giúp họ di chuyển dễ dàng hơn.s
4.3. Cách chăm sóc với chế độ dinh dưỡng
Người bị thoái hóa khớp gối nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều canxi, chất xơ, kh
oáng chất và các loại vitamin tốt cho hệ xương. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, muối…
4.4. Quan tâm, động viên
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, không chỉ chữa bệnh, người bệnh cũng cần quan tâm tới tâm trạng của bản thân. Khi tâm trạng tốt, thoái hóa, người bệnh sẽ có hứng khởi khi chữa bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt