Giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên đạp xe

Thoái hóa khớp gối gây những cơn đau nhức khó chịu, khiến người bệnh e ngại trước mỗi vận động. Thế nhưng, hoạt động đạp xe lại được đánh giá là khá tốt cho người bị bệnh. Vậy thực sự thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không thì các bạn hãy theo dõi dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Lúc này, hệ xương khớp, sụn ở gối bị thoái hóa, gây đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm. Vì thế, người bệnh thường e ngại trước mỗi hoạt động thể dục thể thao… Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy đạp xe rất có ích cho người bị thoái hóa khớp gối

Đạp xe giúp cải thiện triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Vậy thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không? Câu trả lời của các chuyên gia xương khớp là CÓ. Việc đạp xe đúng cách và khoa học sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh, có thể kể đến như:

  • Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Nhờ đó, lượng dưỡng chất cung cấp đến khớp gối luôn được đảm bảo, giúp khớp chắc khỏe hơn.
  • Hoạt động đạp xe sẽ kích thích khớp vận động. Điều này sẽ giúp các chất bôi trơn cho khớp được tăng cường, giúp ổ khớp dẻo dai, đàn hồi tốt hơn.
  • Đạp xe còn gia tăng sức mạnh cơ bắp, khớp gối. Góp phần giúp hệ thống xương khớp giảm áp lực và hỗ trợ phục hồi tổn thương khớp gối.
  • Vận động thể dục bằng cách đạp xe còn là giải pháp ngăn ngừa tình trạng béo phì, thừa cân. Đồng thời, loại bỏ và giảm lượng cholesterol xấu, hạn chế áp lực lên khớp gối.
  • Đạp xe đúng cách giúp giảm đau nhức cho khớp gối bị thoái hóa, mang lại sự thoải mái tinh thần cho người bệnh.

2. Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe nhưng cần đúng cách

Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không đã được giải đáp trên đây. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, người bệnh cần đạp xe đúng cách với liệu trình phù hợp. Theo đó, người bệnh cần nắm rõ một số nguyên tắc sau:

2.1. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đạp xe

Những người bị thoái hóa đầu gối thì hệ thống xương khớp vốn đã suy yếu và rất dễ tổn thương. Do đó, để đạp xe mang lại kết quả tốt cho người bệnh, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn xe đạp phù hợp với vóc dáng người tập. Xe phải đảm bảo không quá thấp nhưng cũng không chọn xe quá cao.
  • Khi đạp xe nên mang giày thể thao. Tuy nhiên, nên chọn giày vừa chân, có ma sát và độ đàn hồi tốt.
  • Chọn lựa trang phục rộng rãi, thoáng mát khi đạp xe. Những chất liệu quần áo có khả năng co giãn, thấm hút mồ hôi tốt là sự lựa chọn lý tưởng.
  • Để phòng ngừa cơn đau đột ngột, mọi người nên chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ đạp xe như bình nước, thiết bị bảo hộ…
  • Lên phương án đạp xe tại những nơi có địa hình bằng phẳng và ở trong những địa điểm râm mát.
Nên đạp xe ở những nơi râm mát thuộc địa hình bằng phẳng

2.2. Đạp xe nhẹ nhàng, chậm trãi 

Không chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng mọi yếu tố trước khi đạp xe mà cách đạp xe rất quan trọng. Bởi nếu đạp quá mạnh sẽ không mang lại tác dụng mà còn khiến tình trạng thoái hóa khớp gối nghiêm trọng hơn. Các cơn đau nhức, khó chịu ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Theo đó, người bệnh mới đạp xe thì cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ và chậm rãi. Nên đạp xe với tốc độ chậm rãi trong khoảng 5 – 7 phút để các khớp được làm nóng và quen dần.

Sau khoảng 5 – 7 phút, người bệnh có thể tăng tốc độ nhưng cũng không được quá nhanh. Chỉ là cải thiện tốc độ hơn một chút để các khớp gối được co giãn, giảm đau nhức hơn.

2.3. Tần suất đạp xe phù hợp

Ngoài tốc độ đạp xe thì người bệnh cũng phải quan tâm đến tần suất. Việc đạp xe quá nhiều cũng không phải là phương án hay. Ngược lại còn phản tác dụng.

Đạp xe đúng cách với tần suất phù hợp để cải thiện thoái hóa khớp gối

Do đó, những ngày đầu luyện tập, người bệnh chỉ nên đạp xe mỗi lần khoảng 10 – 15 phút là được. Và trong tuần đầu nên duy trì đạp xe 5 lần là đủ. Những tuần tiếp theo, thời gian cho mỗi lần tập có thể tăng lên, nhưng cần đảm bảo không tập quá 30 phút/lần.

3. Những lưu ý khi đạp xe cho người bị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe để cải thiện triệu chứng của bệnh, hỗ trợ việc điều trị tích cực hơn. Thế nhưng, đạp xe phải thực hiện đúng cách bởi chỉ cần sai phương pháp sẽ phản tác dụng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Trước khi luyện tập, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra lời khuyên phù hợp. Trên thực tế, tùy vào mức độ thoái hóa mà việc đạp xe ở mỗi người cũng có sự khác nhau.
  • Nên lựa chọn thời điểm đạp xe. Không nên đạp xe vào giữa trưa hay lúc trời đang nắng gắt. Bạn nên luyện tập vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn. Không nên tập ngay sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nếu đạp xe mà cảm thấy khớp gối bị sưng, đau nghiêm trọng hơn thì có thể bạn đã luyện tập sai cách. Lúc này, cần ngừng ngay việc luyện tập và đi thăm khám để xử lý kịp thời.
  • Trong quá trình đạp xe, luôn đảm bảo thư giãn tinh thần được thoải mái, dễ chịu nhất.
  • Nên sử dụng miếng bảo vệ đầu gối trong quá trình luyện tập. Với cách này sẽ giúp đầu gối giảm được những áp lực và mang lại sự thoải mái khi đạp xe.
  • Khi đạp xe nên mang theo nước để uống nếu thấy khát. Đừng quên mang theo điện thoại để sử dụng khi cần thiết.
  • Kết hợp đạp xe đúng cách và tuân theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối của bác sĩ. Cùng với đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học để gia tăng hiệu quả.

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn khẳng định thoái hóa khớp gối có nên đạp xe để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả tốt và nhanh chóng. Hy vọng những nội dung này thực sự hữu ích để các bạn có thêm kiến thức trong việc điều trị, phục hồi tổn thương khớp gối.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7