Những nguyên nhân, triệu chứng điển hình của bệnh gai cột sống

Gai cột sống là căn bệnh phổ biến do thoái hóa cột sống gây nên. Mặc dù thường gặp nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ, không biết gai cột sống và cách điều trị ra sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn những nguyên nhân, triệu chứng điển hình và cách điều trị hiệu quả nhất. 

1. Gai cột sống là bệnh lý gì?

Muốn tìm hiểu sâu về nguồn gốc và những dấu hiệu của bệnh, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ gai cột sống là gì. Đó là sự hình thành gai xương tại nơi các đốt cột sống tiếp xúc, cọ xát vào nhau. Hiện tượng này xảy ra có thể do chấn thương, thoái hóa hoặc sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân có tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Dựa vào vị trí xảy ra gai cột sống mà bệnh lý được gọi với các tên như: gai cột sống cổ, gai cột sống lưng hay gai cột sống ngực,… Thực tế, sự phát triển dài ra của các gai xương không khiến bệnh nhân đau đớn, mà do chúng chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh, dây chằng ở xung quanh nên gây ra các cơn đau nhức. Những bệnh nhân mắc gai cột sống nặng không chỉ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội mà còn ảnh hưởng nhiều đến công việc, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Các gai xương có chiều dài khoảng vài milimet. Phần lớn chúng thường xuất hiện ở mặt trước hoặc hai bên cột sống, ít khi mọc hướng ra phía sau nên ít trường hợp chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh.

Hình ảnh gai xương trên đốt sống
Hình ảnh gai xương trên đốt sống

2. Nguyên nhân nào dẫn đến gai cột sống? 

Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh là điều kiện quan trọng để phát hiện bệnh gai cột sống và cách điều trị phù hợp. Các chuyên gia lý giải có 5 lý do chính khiến bạn mắc phải căn bệnh này.

  • Thoái hóa cột sống: Quá trình cột sống bị thoái hóa (chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi) khiến các đĩa sụn bị xẹp xuống do bị mất nước quá nhiều (khoảng 80%), kèm theo sự biến đổi một số chất. Đĩa liên bị hao mòn buộc phần khớp  phải hoạt động nhiều hơn. Sự tự khắc phục của xương vô tình trở thành quá trình hình thành nên các gai xương.
  • Viêm cột sống mãn tính: Khớp cột sống bị viêm khiến cho phần sụn bọc bên ngoài đầu xương bong tróc và bị mài mòn dần. Lúc đó đầu xương bị lộ ra, khi người bệnh cúi gập người hoặc xoay đầu, hai đầu xương cọ xát với nhau và dần dần hình thành gai.
  • Cột sống bị chấn thương: Chơi thể thao sai cách, vận động, làm việc sai tư thế hay tai nạn đều làm tổn thương cột sống. Cơ chế phản ứng điều hòa của cơ thể sẽ tự khắc phục những vị trí cột sống bị hư hại, quá trình này cũng hình thành nên gai xương.
  • Sự lắng đọng canxi ở dây chằng: Tuổi càng cao, cột sống càng bị yếu đi. Sự hao mòn của các đĩa sụn làm dây chằng bị chùng giãn và mất đi tính đàn hồi. Lâu ngày, canxi sẽ đọng lại trên dây chằng dưới dạng pyrophosphat, dần hình thành nên gai.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Chế độ ăn uống hàng ngày chứa quá nhiều chất béo dẫn đến thừa cân, hoặc do hút thuốc, uống nhiều bia rượu đều có hại cho sức khỏe cột sống của bạn.  Thói quen sinh hoạt hoặc đặc thù công việc phải mang vác nặng sẽ làm tổn thương cột sống, càng dễ làm xuất hiện gai cột sống.
Người mắc bệnh gai cột sống nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Người mắc bệnh gai cột sống nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

3. Những vị trí gai cột sống phổ biến nhất và dấu hiệu nhận biết 

Bất kỳ phần nào của cột sống đều có nguy cơ mắc phải gai cột sống. Tuy nhiên, cột sống lưng và cổ là hai vị trí thường xuất hiện các gai xương nhất, vì đó là những bộ phận có vận động nhiều nhất.

Gai cột sống cổ 

Đặc điểm của gai xương trên đốt sống cổ 

Do sự phát triển bất thường của xương trên đốt sống hoặc xung quanh khớp và ổ khớp đĩa sụn dẫn đến các gai xương mọc dài ra ở vùng cổ, vai và gáy.

Nếu gai xương phát triển ra hai bên (theo chiều ngang), va chạm với các dây thần kinh có thể khiến cơn đau lan rộng ra hai vai, lan xuống cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Trường hợp các gai xương mọc hướng ra phía sau có thể sẽ chèn ép lên tủy sống có thể sẽ gây teo cơ, cổ bị ngắn hơn so với trước, hay chóng mặt, mất thăng bằng. Một vài trường hợp bệnh nhân bị mọc gai xương ở phía trước đốt sống có thể gây khó nuốt.

Những triệu chứng của gai cột sống cổ

  • Xuất hiện những cơn đau ê ẩm, liên tục ở vùng cổ – gáy. Lâu ngày, các cơn đau sẽ lan rộng ra hai vai, gây nhức mỏi ở bả vai.
  • Cánh tay, bàn tay và các ngón tay bị tê, ngứa ran.
  • Khó cử động xoay cổ qua lại, nhất là khi mới ngủ dậy hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.
  • Một số dấu hiệu khác như đau nửa đầu, đau buốt ở đỉnh đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc mất ngủ.
  • Nếu cùng lúc mắc phải thoát vị đĩa đệm vùng cổ, chèn ép lên các rễ thần kinh, có thể sẽ gây bại liệt ở một hoặc hai cánh tay, rối loạn thần kinh thực vật.
  • Có tiếng lạo xạo khi quay cổ hoặc vai gáy.
  • Gai cột sống cổ C5 có thể khiến bệnh nhân nhức đầu, chóng mặt, ù tai, phải đối mặt với những cơn đau kéo dài không dứt

Gai cột sống lưng 

Triệu chứng thường gặp khi mắc gai cột sống lưng 

Thời gian đầu mắc bệnh, thường xuất hiện những cơn đau nhẹ, âm ỉ, đột ngột đau thắt vùng lưng dưới và hết ngay sau đó. Dây thần kinh tọa bị các gai xương chèn ép lên có thể gây đau đớn ở vùng thắt lưng, hông, đùi kéo xuống bắp chân, bàn chân và các ngón chân. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi hoạt động mạnh như chạy nhảy, mang vác các vật nặng,…

Gai cột sống lưng L4 – L5

Hệ thống xương cột sống của người gồm có 33 đốt xương được chia thành các vùng khác nhau. Đốt sống lưng L5 là nơi chịu nhiều áp lực nhất do ở vị trí cuối cùng. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh như cúi gập người, khom người, vặn mình, xoay người hay đi lại,… Khi các gai xương này  phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ban đầu sẽ là các cơn đau mỏi liên tục, tê ở tay rồi chạy dọc theo sống lưng, dần lan xuống hông và đùi, cuối cùng là mất đi khả năng di chuyển và tàn phế.

Đốt sống L5 là nơi chịu nhiều áp lực từ những đốt sống phía trên
Đốt sống L5 là nơi chịu nhiều áp lực từ những đốt sống phía trên

4. Cách điều trị  

Những nguyên nhân, triệu chứng của gai cột sống và cách điều trị hợp lý là những thông tin mà mọi bệnh nhân nên nắm rõ. Tùy vào từng trường hợp bệnh và cơ địa của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn những phương pháp khác nhau để điều trị bệnh. Những phương pháp chữa gai cột sống hiện nay bao gồm dùng thuốc tây; châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt hoặc sắc thuốc uống; dùng thuốc nam để đắp lên các vị trí đau; phẫu thuật và vật lý trị liệu.

Phương pháp Tây y

Sử dụng thuốc Tây để giảm đau và kháng viêm là phương án đầu tiên mà đa số bệnh nhân nghĩ đến khi phải đối mặt với các cơn đau. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, không mang lại hiệu quả lâu dài và triệt để. Trước khi sử dụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Bài thuốc dân gian

Dân gian cũng lưu truyền các bài thuốc giúp giảm đau gai cột sống. Bạn có thể dùng các loại thảo dược thiên nhiên như lá lốt, ngải cứu, hương nhu, cây xương rồng, hạt đu đủ,… để làm giảm bớt đau đớn do gai cột sống. Những bài thuốc này khá lành tính, tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn phải đủ kiên nhẫn sử dụng trong thời gian dài mới có được hiệu quả tốt nhất.

Vật lý trị liệu 

Các phương pháp trị liệu thường được sử dụng như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, điện xung, chườm nóng lạnh và các bài tập phục hồi chức năng,… Chúng có tác dụng tích cực trong việc giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, từ đó giúp làm giảm sự đau đớn.

Chữa gai cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu 
Chữa gai cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu

Bệnh gai cột sống không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn, gây cản trở cho vận động, sinh hoạt hàng ngày mà nó còn sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết bệnh gai cột sống và cách điều trị sớm sẽ tránh được những hậu quả sức khỏe về sau. Khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, xuất hiện những cơn đau dai dẳng, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn. Để chắc chắn rằng bệnh nhanh chóng được chữa khỏi và không để lại những biến chứng về sau.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7