Hiểu biết về thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Khớp gối của con người là nơi chịu trọng lực của cơ thể những lúc bê vác vật nặng. Do đó mà khớp gối cũng là nơi có nguy cơ thoái hóa và dễ xảy ra chấn thương nhất. Mỗi người nên có hiểu biết về bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị để tránh những rủi ro không mong muốn.

1. Định nghĩa về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là do sự mất cân bằng giữa việc sản sinh và phá hủy sụn ở xương. Từ đó làm cho khớp bị thay đổi về hình thái, sinh hóa, cơ sinh học của các tế bào cuối cùng dẫn đến sụn bị nhuyễn, nứt và xơ hóa. Bệnh chiếm tỷ lệ cao ở nữ, khoảng 80%.

Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn
Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn

2. Nguyên nhân

Để biết rõ hơn bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị thì việc tìm hiểu nguyên nhân là cần thiết. Theo chuyên gia, thoái hóa khớp gối có thể chia thành 2 loại.

Thoái hóa nguyên phát

Đây là nguyên nhân phổ biến, xuất hiện rất muộn, hay gặp ở người cao tuổi, có thể biểu hiện ở nhiều khớp và tiến triển rất chậm. Nguyên nhân có thể do di truyền, nội tiết hoặc chuyển hóa.

Thoái hóa thứ phát

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nguyên nhân có thể là do chấn thương làm cho trục khớp thay đổi, bẩm sinh khớp gối bị bất thường ở trục, khớp gối bị quay ra bên ngoài (genu valgum) hoặc quay vào bên trong (genu recurvatum).

thoái hóa khớp gối và cách điều trị
thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là do viêm tại khớp gối như viêm khớp dạng thấp, lao khớp, gout, chảy máu trong khớp (thường gọi là bệnh Hemophilia),…

3. Chẩn đoán 

Dựa vào tiêu chuẩn của hội thấp khớp học Mỹ ACR để chẩn đoán với một số biểu hiện sau.

  • Ở rìa khớp xuất hiện gai xương.
  • Dịch ở khớp bị thoái hóa.
  • Bệnh nhân có tuổi lớn hơn 38.
  • Test độ cứng của khớp thấy dưới 30 phút.
  • Khi cử động khớp xuất hiện tiếng kêu lục khục.

Ngoài ra, có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Khớp gối bị viêm màng hoạt dịch dẫn đến tràn dịch khớp.
  • Khớp bị biến dạng do xuất hiện gai xương, lệch trục hoặc thoát vị ở màng hoạt dịch.

Dựa vào tiêu chuẩn của Kellgren và Lawrence

Thăm dò thấy xuất hiện một trong các tiêu chí sau đây.

  • Hình ảnh X – quang thấy được gai xương, hẹp khe khớp.
  • Siêu âm khớp để đánh giá tình trạng hẹp của khe, xem xét sự xuất hiện của gai xương, đo biết được độ dày của sụn, phát hiện tràn dịch, sun bị thoái hóa và bong ở ổ khớp.
  • Cộng hưởng từ MRI thấy các tổn thương ở sụn khớp, màng hoạt dịch và dây chằng.
  • Nội soi khớp thấy được sự thoái hóa của sụn ở nhiều mức độ, nếu kết hợp cùng sinh thiết màng hoạt dịch thì có thể làm xét nghiệm để phân biệt với nhiều bệnh lý khác.

Xét nghiệm để tìm mức độ tổn thương 

  • Dựa vào xét nghiệm máu cùng với sinh hóa để kiểm tra tra tốc độ lắng máu.
  • Đếm các tế bào của dịch khớp, nếu <1000 tế bào/1mm3 thì cần xem xét điều trị sớm.

Bệnh thoái hóa ở khớp gối đôi khi chẩn đoán sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó cần phân biệt với trường hợp sau:

Khi bị tổn thương tại gối chỉ biểu hiện ở một khớp, các tình trạng viêm cũng như CRP tăng,… có thể là do yếu tố viêm khớp dạng thấp. Trường hợp này sẽ chuyển qua chẩn đoán bằng nội soi hoặc sinh thiết màng hoạt dịch.

4. Điều trị

Việc tìm hiểu thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiện nay là bắt buộc nếu bạn muốn chữa khỏi bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc điều trị:

  • Tiến hành giảm đau ngay trong các đợt thoái hóa tiến triển.
  • Cần phải phục hồi lại các chức năng của khớp để ngăn ngừa và hạn chế các biến dạng.
  • Khi sử dụng thuốc thì nên tránh tối đa tác dụng phụ của thuốc, cần đề phòng tương tác thuốc và những bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Bên cạnh đó cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị nội khoa 

Thường chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu đau ở khớp, sử dụng các thuốc sau:

– Acetaminophen 1g đến 2g sử dụng trong ngày. Với trường hợp đau nặng thì phải kết hợp Acetaminophen và Tramadol 1g đến 2g dùng trong ngày.

– Thuốc chống viêm non – steroid (NSAIDs) như Meloxicam 15mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Diclofenac 100mg/ngày, Piroxicam 20mg/ngày,…

– Thuốc dùng ngoài như bôi da hoặc bôi tại khớp bị đau, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần. Thường sử dụng các loại gel như Voltaren, Emulgel vì những loại này vừa có tác dụng giảm đau đồng thời cũng ít gặp tác dụng không mong muốn.

– Glucocorticoid: Thường chỉ định tiêm nếu đau nặng chứ không áp dụng cho đường toàn thân. Các thuốc hay dùng là.

  • Hydrocortison tiêm không quá 3 đợt một năm, mỗi đợt cách nhau 7 ngày và không tiêm nhiều hơn 3 mỗi.
  • Các chế phẩm tác dụng chậm như Methylprednisolon tiêm cách 8 tuần. Do thuốc gây tổn thương sụn khớp nếu dùng liều cao nên không tiêm quá 3 đợt trong một năm.
  • Tiêm Acid Hyaluronic 1 ống mỗi tuần. Dùng trong vòng 5 tuần.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Hyaluronic Acid
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Hyaluronic Acid

Các thuốc tác dụng chậm mục đích điều trị triệu chứng (SYSADOA).

Khi bệnh nhân gặp những đợt đau khớp thì nên áp dụng các thuốc dưới đây, có thể kết hợp với các loại thuốc ở trên để tăng hiệu quả điều trị.

  • Piascledine 300mg (đây là cao toàn phần không có khả năng xà phòng hóa từ bơ và đậu nành). Dùng 1 viên mỗi ngày.
  • Glucosamine 1500mg mỗi ngày, uống sau ăn.
  • Acid hyaluronic phối hợp với Chondroitin dùng 30mg mỗi ngày sau khi ăn.
  • Thuốc Diacerein 50mg mỗi ngày 2 viên.

Những loại thuốc này có tác dụng bổ sung, do đó nên được chỉ định sớm kết hợp với dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

Can thiệp ngoại khoa

Điều trị bằng nội soi ở khớp

  • Tiến hành cắt, lọc và rửa khớp.
  • Khoan bằng máy vào khớp để kích thích sự tạo xương (microfracture).
  • Cấy ghép các tế bào sụn.

Phẫu thuật

Khi tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, giảm khả năng vận động thì xem xét tiến hành thay khớp gối nhân tạo. Chỉ định này thường áp dụng với người bệnh tuổi cao (trên 60), có thể thay khớp gối toàn phần hay một phần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người đó.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Với những thông tin về thoái hóa khớp gối và cách điều trị đã nêu ở trên. Việc phòng ngừa căn bệnh này cũng là điều cần thiết. Dưới đây là một số cách giúp mọi người có thể tránh xa căn bệnh này.

  • Tránh việc mang vác nhiều vật nặng, làm những việc vừa với sức lực của bản thân hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
  • Giữ bản thân ở trạng thái cân bằng, tránh làm việc quá sức, xen kẽ việc nghỉ ngơi giữa các giờ với môi trường công sở, thường xuyên xoa bóp khớp gối để phòng ngừa thoái hóa.
  • Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin, protein, calci,…

Ngoài ra, bên cạnh việc điều trị và phòng ngừa thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là khám sức khỏe định kỳ để có những phát hiện sớm cũng như chữa trị kịp thời. Trên đây là bài biết giải đáp về thoái hóa khớp gối và cách điều trị, hy vọng sẽ đem đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn, giúp bạn và gia đình tránh xa căn bệnh này.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7