Khô khớp gối nên uống thuốc gì để cải thiện hiệu quả, an toàn?
Khô khớp gối là tình trạng phổ biến, xảy ra nhiều ở những người trung niên và lớn tuổi. Triệu chứng này sẽ được cải thiện tốt thông qua chế độ ăn uống, luyện tập cùng việc bổ sung các loại thuốc uống phù hợp. Vậy khô khớp gối nên uống thuốc gì để cải thiện tình hình, giúp tăng độ nhờn cho khớp xương thì các bạn hãy theo dõi dưới đây để tìm câu trả lời.
Nội dung bài viết
Khô khớp gối nên uống thuốc gì theo kinh nghiệm dân gian
Với những người mới bắt đầu bị khô khớp gối thì có thể lựa chọn những bài thuốc uống từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.
Thuốc uống từ ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã được biết đến với tác dụng giảm sưng khớp, giảm đau, điều hòa khí huyết. Bên cạnh đó, các thành phần dược tính như axit amin, adenin, flavonoid, choline… nên sử dụng ngải cứu có khả năng điều trị và ngừa khô khớp hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Ngải cứu tươi: 300g
- Mật ong: 2 thìa cà phê
Cách thực hiện
- Ngải cứu cần rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn. Sau đó, đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Dùng chiếc khăn xô sạch, lọc lấy nước cốt của ngải cứu và bỏ bã.
- Cho vào nước ngải cứu 2 thìa mật ong đã chuẩn bị, khuấy đều lên và uống.
- Thực hiện đều đặn uống bài thuốc này mỗi ngày 2 lần, sau bữa ăn.
Bài thuốc uống từ gừng tươi
Gừng có vị cay, tính ấm nên giảm sưng viêm, đau nhức khớp và điều hòa lưu thông đường huyết. Do đó, bạn có thể dùng nước gừng theo cách sau để cải thiện tình trạng khô khớp.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gừng tươi: 100g
- Rượu trắng: 1 chén
Cách thực hiện
- Đem củ gừng rửa sạch, loại bỏ phần vỏ. Tiến hành sấy khô củ gừng.
- Bạn cho gừng đã sấy vào rượu trắng. Sau đó, uống trực tiếp mỗi ngày khoảng 20ml để cải thiện đau nhức, khô khớp.
Chữa khô khớp gối từ rễ cây đinh lăng
Thành phần trong rễ đinh lăng có chứa tới 20 loại axit amin, saponin cùng nhiều loại vitamin. Do đó, mang đến tác dụng tăng tuần hoàn máu, giảm sưng viêm, giảm đau nhằm khắc phục tình trạng khô khớp gối.
Cách thực hiện như sau:
- Đem 20 – 30g rễ đinh lăng rửa thật sạch rồi phơi khô. Tiến hành đem sao cho thật vàng.
- Cho rễ đinh lăng đã sao vàng vào nồi cùng 1 lít nước và đun sôi, hạ nhỏ lửa.
- Đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước và chia đều uống hết trong ngày.
Khô khớp gối nên uống thuốc gì theo Tây y
Ngoài phương pháp dân gian thì Tây y cũng là giải pháp dùng để điều trị khô khớp gối cho hiệu quả nhanh. Theo đó, các loại thuốc Tây thường dùng để cải thiện tình trạng khô khớp gối bao gồm:
Thuốc giảm đau khô khớp gối Paracetamol
Tác dụng: Thuốc giảm nóng đỏ và cơn đau vùng khớp, hỗ trợ hạ sốt. Đây là loại thuốc khá an toàn nên không cần kê theo toa vẫn có thể sử dụng.
Cơ chế hoạt động: Thuốc sau khi đi vào thần kinh trung ương sẽ giảm chất trung gian gây đau khớp gối là Prostaglandin.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây đắng miệng, buồn nôn, đau dạ dày và làm nước tiểu sẫm màu hơn.
Chống chỉ định: Những người đang gặp vấn đề về tim, phổi, người bị suy gian, thiếu máu, thiếu hụt men G6PD không được dùng thuốc này.
Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)
Tác dụng: Thuốc dùng để chống viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng khớp gối. Đồng thời, giảm cơn đau do khô khớp gối gây ra.
Cơ chế hoạt động: giống với thuốc Paracetamol. Vì thế, chỉ khi người bệnh sử dụng Paracetamol không hiệu quả, bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc chống viêm không chứa NSAID ở dạng uống hoặc dạng bôi.
Tác dụng phụ: Nếu dùng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch. Thuốc dễ gây hiện tượng xuất huyết, viêm loét, thủng dạ dày.
Chống chỉ định: Những người bị hội chứng rối loạn đông máu, người gặp vấn đề về gan, thận, dạ dạy, phụ nữ cho con bú và đang mang thai.
Thuốc giảm đau và tái tạo sụn khớp Glucosamine
Tác dụng: Thuốc có tác dụng duy trì độ dẻo dai của mô sụn, mật độ tế bào xương, tái tạo những mô sụn bị tổn thương. Đồng thời, kích thích dịch nhờn ở khớp được sản sinh, giúp xương khớp linh hoạt hơn, giảm các cơn đau. Từ đó, ngăn ngừa thoái hóa, lão hóa, khô khớp.
Tác dụng phụ: Gây đau đầu, phát ban, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Khô khớp gối nên uống thuốc gì theo đông y
Đông y là một trong những bài thuốc hay giải đáp cho thắc mắc khô khớp gối nên uống thuốc gì. Với các thảo dược thiên nhiên lành tính nên thuốc đông y không chỉ điều trị căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sự dẻo dai, vận động của cơ xương khớp. Vì thế, mang lại hiệu quả cao, ít tái phát.
Một số bài thuốc đông y cải thiện khô khớp gối các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Bài thuốc Quyên tý thang gia giảm
Dùng cho thể Phong hàn thấp tý
Khắc phục triệu chứng: đau nhức, nóng rát vùng khớp gối bị tổn thương
Tác dụng: trừ thấp, thông kinh lạc, khu phong tán hàn.
Các vị thuốc bao gồm:
- Hải phong đằng, tàng chi, kê huyết đằng: Mỗi loại 30g
- Khương hoạt, quế chi, tần giao, đương quy, xương khung: Mỗi loại 12g.
- Độc hoạt: 13g
- Nhũ hương: 8g
- Mộc hương: 6g
Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 tháng và chia làm 2 lần.
Bài thuốc Tam tý thang
Dùng cho thể Phong hàn thấp tý kiêm ký huyết hư
Chuẩn bị các vị thuốc
- Đỗ trọng, bạch linh, ngưu tất, xuyên khung: mỗi loại 10g.
- Tục đoạn, phòng phong, hoàng kỳ, sinh địa, tần giao, độc học: mỗi vị 12g.
- Quế chi: 6g
- Đương quy, đẳng sâm, bạch thược: Mỗi loại 16g.
- Tế tân: 8g
- Cam thảo: 5g
- Sinh khương: 3 lát
Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang và chia làm 2 lần.
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang
Dùng cho thể Phong hàn thấp tý thêm huyết hư
Điều trị triệu chứng: đau nhiều về đêm, vùng khớp đau nhức, sưng đỏ.
Phép điều trị: trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, ích can thận, khu phong tán hàn.
Chuẩn bị vị thuốc
- Độc hoạt, tang ký sinh, đỗ trọng, phòng phong: Mỗi vị 12g.
- Ngưu tất, tần giao, phục linh, xuyên khung: Mỗi vị 10g.
- Bạch thược, đương quy, thục địa, đảng sâm: Mỗi vị 16g.
- Cam thảo: 4g.
- Quế chi: 6g.
Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc mỗi ngày 1 thang, uống làm 2 lần/ngày.
Những lưu ý khi uống thuốc khô khớp gối
Khô khớp gối nên uống thuốc gì đã được giải đáp trên đây. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì thế, bạn cần đi thăm khám để xác định mức độ bệnh khô khớp, cơ địa, sức khỏe. Từ đó, bác sĩ mới đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
- Tuân thủ đúng liều lượng, liệu trình sử dụng thuốc mà bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không được thêm hay bớt bất cứ vị thuốc nào khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
- Chú ý bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho sụn, xương khớp như sinh tố bơ, canh xương ống, đậu bắp, cá hồi…
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, lựa chọn những bài tập phù hợp với bệnh trạng để rèn luyện cơ thể và sự dẻo dai, linh hoạt của cơ xương khớp.
Khô khớp gối nên uống thuốc gì để cải thiện hiệu quả, an toàn đã được bật mí trên đây. Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với các bạn để cải thiện tình trạng khớp gối khô, đau nhức đạt thành công cao nhất.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt