Cách điều trị bệnh khô khớp gối hiệu quả

Bệnh khô khớp gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng. Tình trạng này không chỉ làm hạn chế vận động và nguy hiểm hơn bệnh có thể dẫn tới những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí gây tàn phế. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về bệnh khô khớp gối

1.1. Bệnh khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối – tình trạng khớp ở đầu gối bị giảm lượng chất dịch nhầy. Đây là thành phần quan trọng để bôi trơn các khớp giúp vận động linh hoạt. Khi đầu gối bị khô khớp thường khiến cho quá trình vận động, di chuyển trở nên khó khăn. Mỗi khi vận động khớp gối sẽ phát ra tiếng kêu lục khục hoặc lạo xạo.

1.2. Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh?

Khô khớp là bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng
Khô khớp là bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng

Khô khớp gối là bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt ở những nhóm người như:

  • Người già cao tuổi, xương khớp yếu, thoái hóa.
  • Những người cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất.
  • Thanh thiếu niên có thói quen lười vận động, nghiện rượu, bia, thuốc lá.
  • Người mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa nhưng không được xử lý kịp thời.
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai, sinh nở, mãn kinh do mất cân bằng hormone.

1.3. Các triệu chứng nhận biết chứng bệnh

Bệnh khô khớp gối rất dễ nhận biết. Khi mắc bệnh, nếu để ý, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Khớp phát ra tiếng động: Khớp đầu gối lúc này do thiếu dịch bôi trơn do vậy mỗi khi vận động khớp sẽ phát ra tiếng lạo xạo hoặc lục khục. Tình trạng này sẽ rõ ràng hơn sau một thời gian nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Đau nhức: Đây cũng là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh khô khớp. Bệnh càng kéo dài thì mức độ đau càng nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện ngay cả khi ngủ.
  • Sưng và cứng khớp: Khô khớp không được điều trị kịp thời, sau một thời gian sẽ làm xuất hiện hiện tượng khớp bị sưng và cứng ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày.
  • Không thể di chuyển được: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, phần lớn người bệnh cần phải dùng tới nạng mới có thể di chuyển được.

1.4. Nguyên nhân gây bệnh khô khớp ở đầu gối

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khớp đầu gối bị khô do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến các yếu tố như:

Sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương

Tổn thương sụn khớp là nguyên nhân gây khô khớp gối

Vì một nguyên nhân nào đó khiến sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng mất đi sự nhẵn, khiến chúng trở nên mỏng manh và giảm đàn hồi dễ bị nứt vỡ. Khi sụn bị khô, phần xương sẽ tác động trực tiếp vào nhau dẫn tới bào mòn và làm xuất hiện nhiều cơn đau khó chịu.

Giảm dịch khớp

Dịch khớp có vai trò quan trọng để bôi trơn giúp khớp di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên theo quy luật của tự nhiên, người già, thường bị suy giảm khả năng tiết ra dịch nhầy dẫn tới thiếu hụt gây ra tình trạng khô khớp.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Để quá trình sản xuất dịch nhờn ở khớp diễn ra thuận lợi rất cần tới sự tham gia của các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, vitamin D, sắt,… Do vậy một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, sử dụng chất gây hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá sẽ làm giảm dịch nhờn gây ra tình trạng khô khớp gối.

Chấn thương

Chấn thương gây tổn thương sụn, khớp dẫn tới suy giảm dịch nhầy
 Chấn thương gây tổn thương sụn, khớp dẫn tới suy giảm dịch nhầy

Chấn thương khớp gối khi lao động, chơi thể thao hoặc tham gia giao thông nhưng không được xử lý kịp thời, đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây khô khớp gối.

Nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác khiến người bệnh rơi vào tình trạng khô khớp gối như:

+ Ảnh hưởng bệnh xương khớp khác

+ Thừa cân, béo phì.

+ Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất.

+ Lười vận động.

2. Bệnh khô khớp đầu gối có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh khô khớp không đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng tới khả năng di chuyển.
  • Người bệnh vận động trở nên khó khăn nhất là khi có hoạt động co duỗi, đứng lên ngồi xuống, bước lên cầu thang,…
  • Bệnh kéo dài sẽ gây hậu quả biến dạng khớp và teo cơ gây ra tình trạng thay đổi dáng đi, đi khập khiễng.
  • Người bệnh có thể bị biến chứng liệt khớp gối hoàn toàn nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng nhưng không được điều trị kịp thời.

3. Cách điều trị bệnh khô khớp gối hiệu quả

Khô khớp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh, các bạn cần chủ động điều trị bệnh. Dưới đây là các phương pháp chữa trị được áp dụng hiện nay.

Mẹo dân gian

Đây là cách chữa thường được người bệnh nghĩ tới đầu tiên khi phát hiện ra chứng bệnh. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản mà không sợ những tác dụng phụ.

Uống nước đậu bắp chữa khô khớp hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian chữa khô khớp gối được cha ông lưu truyền qua nhiều đời như:

+ Đậu bắp sắt thành miếng cho vào bát rồi đổ nước ngập mang phơi sương qua đêm. Sáng hôm sau lọc nước đó cho người bệnh sử dụng.

+ Dùng đu đủ và mễ nhân cho vào sắc với nước rồi uống.

+ Ngải cứu rang muối, tẩm rượu chườm lên khớp bị tổn thương.

Các phương pháp dân gian này có ưu điểm lành tính. Tuy nhiên thường chỉ phù hợp với những bệnh nhẹ. Do vậy, nếu bệnh ở mức độ nặng hoặc đã kiên trì dùng một thời gian không có tác dụng, các bạn nên chủ động tìm phương án tốt hơn.

Phác đồ trị khô khớp gối bằng Tây y

Hiện nay y học hiện đại phát triển, điều trị khớp gối có thể được áp dụng theo hai phương pháp là nội khoa hoặc ngoại khoa tùy vào mức độ của bệnh.

+ Nội khoa (sử dụng thuốc)

– Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trọng điều trị khô khớp như:

+ Thuốc kháng viêm viêm, giảm đau nhức

+ Thuốc chống thoái hóa, giúp phục hồi chức năng khớp như glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic,…

– Sử dụng thuốc tiêm acid hyaluronic  nhằm mục đích tăng cường bôi trơn sụn khớp, giúp khớp vận động trơn tru hơn.

+ Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh bị khô khớp ở mức độ nặng sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả tốt hoặc bệnh đã xuất hiện những biến chứng thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để chữa trị bệnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng tốn nhiều chi phí.

Phẫu thuật khô khớp gối được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng
Phẫu thuật khô khớp gối được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng

4. Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để phòng tránh bệnh?

Để tăng cường dịch khớp giúp khớp gối vận động trơn tru hơn thì việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu vitamin D như nấm, mộc nhĩ,…
  • Nguồn dinh dưỡng chứa canxi như xương ống, hải sản, sữa,..
  • Rau, củ, quả, trái cây tươi giàu chất xơ tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, người nên nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống chứa cồn. Đồng thời kiên trì thực hiện các bài tập thể dục để giúp xương khớp chắc khỏe, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh khô khớp gối. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về chứng bệnh để có các xử lý, phòng tránh, bảo vệ sức khỏe.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7