Mối liên hệ giữa thoái hóa đầu gối và hoạt động đi bộ
Đi bộ thường xuyên và đúng cách là hoạt động thể chất lành mạnh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là hệ xương khớp. Thế nhưng, khi bị thoái hóa đầu gối, người bệnh thường có xu hướng lười vận động bởi các cơn đau nhức, khó chịu do thoái hóa gây ra. Vậy lúc này có nên đi bộ không? Đi bộ và tình trạng đầu gối bị thoái hóa có mối liên hệ như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Mối liên hệ giữa thoái hóa đầu gối và đi bộ
Thoái hóa đầu gối là tình trạng xương dưới sụn và sụn khớp gối bị tổn thương do yếu tố cơ học, sinh học bị mất cân bằng. Phần đệm dần bị mất đi do lớp sụn hư hỏng, dẫn đến tình trạng viêm, đau nhức và sưng ở đầu gối. Đầu gối bị thoái hóa còn làm ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch khớp. Do đó, người bệnh bị cứng khớp, khả năng vận động suy giảm.
Trong khi đó, hoạt động đi bộ nhẹ nhàng, đúng cách lại được các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì đều đặn đối với người bị thoái hóa đầu gối. Bởi đi bộ mang đến rất nhiều lợi ích để cải thiện triệu chứng của thoái hóa. Đó là:
1.1. Quá trình tuần hoàn máu được thuận lợi
Hoạt động đi bộ sẽ giúp quá trình lưu thông máu thuận lợi, cung cấp dưỡng chất, oxy đến các khớp bị thoái hóa, tổn thương được đầy đủ. Nhờ đó, các tế bào khớp bị tổn thương sẽ được nuôi dưỡng, phục hồi. Đồng thời, tình trạng đau nhức, sưng viêm ở khớp cũng sẽ thuyên giảm.
Các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ cho sụn khớp sẽ giúp ổ khớp gối tổ chức lại cấu trúc, tăng sự linh hoạt, độ bền cho khớp gối.
1.2. Lượng dịch nhầy bôi trơn sụn khớp tăng lên
Lượng dịch nhầy bôi trơn sụn khớp sẽ càng giảm nếu như chúng ta lười vận động. Khi đi bộ đúng cách và có cường độ phù hợp, các hoạt động tổ chức của tổ chức sụn khớp sẽ linh hoạt hơn. Nhờ đó, lượng dịch nhầy ở màng bao hoạt dịch sẽ được tăng cường, giảm tình trạng khô cứng khớp, đảm bảo chức năng hoạt động tốt hơn.
Lượng dịch nhầy bôi trơn được tăng cường sẽ nuôi dưỡng, bảo vệ sụn khớp tốt hơn. Các tế bào sụn khớp được phục hồi và tái tạo khỏe mạnh.
1.3. Giảm áp lực lên khớp gối
Đi bộ khoa học và đều đặn sẽ hỗ trợ giảm cân, giúp cân nặng được duy trì ổn định. Theo nghiên cứu, giảm 1kg cơ thể sẽ giảm tới 4 lần áp lực cũng như căng thẳng đối với khớp gối. Áp lực, căng thẳng giảm sẽ giúp khớp gối ít đau nhức, sưng viêm hơn và quá trình thoái hóa sẽ chậm lại. Vì thế, việc giảm cân sẽ cải thiện triệu chứng cho người bị thoái hóa đầu gối và góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
2. Người bị thoái hóa đầu gối cần đi bộ đúng cách
Với những lợi ích kể trên, có thể khẳng định rằng đi bộ đúng cách là giải pháp tích cực để giảm triệu chứng đầu gối bị thoái hóa. Đồng thời, hoạt động này còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và tốt cho sức khỏe khi cân nặng được duy trì ổn định. Để đi bộ phát huy tốt các tác dụng, người bị thoái hóa cần thực hiện đúng cách, khoa học với các nguyên tắc sau:
2.1. Khởi động kỹ trước khi đi bộ
Hãy dành khoảng 5 – 10 phút khởi động để thư giãn cơ, làm nóng khớp, giúp các khớp linh hoạt hơn. Như vậy, sẽ giúp quá trình đi bộ dễ dàng, hiệu quả và tránh làm tổn thương, đau nhức khớp.
Những bài tập duỗi gập gối, căng cơ cẳng chân… sẽ rất hữu ích để làm nóng các khớp. Khi khởi động xong, hãy nhẹ nhàng xoa bóp khớp gối từ lực bàn tay rồi mới bắt đầu thực hiện đi bộ.
2.2. Khoảng cách đi bộ
Người bị thoái hóa đầu gối cần thực hiện đi bộ với khoảng cách các bước phù hợp. Việc bước quá dài và quá nhanh sẽ khiến khớp gối chịu áp lực lớn, càng gia tăng cơn đau nghiêm trọng hơn.
Thế nhưng, người bệnh cũng không nên đi bộ quá chậm mà nên thực hiện đi và khoảng cách các bước vừa phải. Hãy giữ khoảng cách đi bộ từ 1 – 2 bước chân tùy thuộc vào chiều cao của bạn.
2.3. Thời gian đi bộ
Không nên đi bộ với thời gian quá lâu trong một lần. Làm vậy sẽ khiến khớp gối chịu áp lực, gây đau nhức, sưng viêm. Thay vào đó, hãy thực hiện đi bộ mỗi lần chỉ 15 – 20 phút. Bạn nên duy trì đi bộ đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng, buổi chiều tối.
3. Những lưu ý cho người thoái hóa đầu gối khi đi bộ
3.1. Người bị thoái hóa đầu gối nặng không nên áp dụng bài tập đi bộ
Người bị thoái hóa đầu gối ở mức độ nặng cần hạn chế đi bộ. Lúc này, các khớp bị thoái hóa nghiêm trọng, lớp sụn không còn hoặc giảm đi đáng kể. Việc đi lại nhiều sẽ đẩy nhanh mức độ thoái hóa, gia tăng cơn đau cũng như tình trạng sưng viêm. Người bệnh nên lựa chọn các bộ môn thể thao phù hợp hơn với tình trạng thoái hóa như dưỡng sinh, đạp xe, yoga…
3.2. Lưu ý đối với những người có thể áp dụng bài tập đi bộ
Đi bộ có tác dụng tốt đối với những người bị thoái hóa đầu gối. Thế nhưng, để quá trình đi bộ đạt hiệu quả, không làm tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giày đi bộ phải đảm bảo sự thoải mái, vừa vặn. Đế giày nên mềm dẻo để mang lại sự êm ái cho đôi chân. Tuyệt đối không sử dụng giày cao gót, gót nhọn khi đi bộ. Các loại giày này sẽ khiến xương khớp bị ảnh hưởng, gây đau nhức chân.
- Nếu quá trình đi bộ khiến các cơn đau đầu gối nghiêm trọng hơn thì nên dừng lại. Sau đó, nhanh chóng chườm đá để cải thiện triệu chứng đau đớn. Nên nghỉ ngơi vài ngày để đầu gối giảm đau nhức rồi mới tiếp tục thực hiện đi bộ.
- Cần thực hiện đi bộ trong môi trường thoáng mát, dễ chịu, sạch sẽ và trong lành.
- Đi bộ vừa sức và chỉ nên duy trì khoảng 6.000 bước mỗi ngày. Không nên đi bộ quá nhiều, tránh sải bước chân quá rộng.
- Địa điểm di chuyển cần đảm bảo bằng phẳng. Nên tránh những nơi hiểm trở, trơn trượt hay dốc cao.
- Kết hợp đi bộ với những bài tập khác như yoga cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để gia tăng hiệu quả.
Thoái hóa đầu gối là bệnh phổ biến và sẽ được cải thiện đáng kể nếu thực hiện đi bộ đúng cách, khoa học. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị đầu gối bị thoái hóa hiệu quả, an toàn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt