Một số điều cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng đau mãn tính, thường cơn đau xuất hiện ở dọc cột sống thắt lưng hoặc đau cục bộ tùy vào vị trí thoát vị đĩa đệm có thể cổ, lưng giữa hoặc thắt lưng. Những thay đổi bệnh lý có thể xảy ra trong thoát vị đĩa đệm bao gồm xơ hóa, hẹp và khô đĩa đệm, nứt, thoái hóa phần nhân nhầy, sụn bao quan hay sự hình thành các gai xương. Để hiểu sâu về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị chúng như thế nào? Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống và khoảng một phần tư tổng chiều dài của cột được tạo thành từ các đĩa ở giữa. Đĩa đệm được cấu tạo từ sụn nó cho phép các đốt sống chuyển động dễ dàng trên nhau. Đĩa đệm được cấu tạo từ 3 phần gồm nhân keo sền sệt bên trong, vòng sụn cứng xung quanh (Vòng sụn bên ngoài được gọi là annulus fibrosus, có nhiều sợi collagen được sắp xếp theo hình tròn), và các mảnh sụn nằm ở trên và dưới chỗ nối thân đốt sống.
2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau là một trong những biểu hiện chính của thoát vị đĩa đệm, con đau có thể do đĩa đệm bị xơ hóa chèn ép lên dây thần kinh. Đau có thể trở nên trầm trọng hơn do tình trạng pH thấp gây ra bởi sự hiện diện của axit lactic, dẫn đến tăng sản xuất các tác nhân gây đau.
Đau do thoát vị đĩa đệm xảy ra do tổn thương cấu trúc, căng thẳng và kích thích tủy sống. Bản thân đĩa đệm chỉ chứa một vài sợi thần kinh, nhưng bất kỳ tổn thương nào sẽ được cảm nhận bởi những dây thần kinh này và lan rộng dọc cột sống. Những cử động nhỏ ở đốt sống có thể gây ra đau cơ phản xạ do đĩa đệm bị tổn thương. Có thể gây ra mất thăng bằng khi đứng, các cử động đau xảy ra do dây thần kinh bị nén hoặc bị kích thích có thể xảy ra cục bộ ở đầu, ngực, lưng và tay, chân.
Cơn đau trong thoát vị đĩa đệm gây ra có thể thể trở lên trầm trọng hơn ngay cả khi bạn thực hiện một số động tác đơn giản có sử dụng cột sống như: Đi bộ, đánh golf…
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm chúng có thể bao gồm: Thoái hóa, di truyền, môi trường làm việc…
- Do lão hóa: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa lão hóa và thoát vị đĩa đệm, tuổi càng cao nguy cơ bệnh càng cao. Khi chúng ta ngày càng lớn tuổi đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến hàm lượng nước trong đĩa đệm giảm dần theo tuổi tác, gây ra xơ hóa. Khi hàm lượng nước của đĩa đệm giảm sẽ làm giảm chiều cao của đĩa đệm và hình thành các khe hở và mọc gai xương, phì đại đốt sống.
- Di truyền: Những thành viên trong gia đình như anh, chị em ruột bị mắc thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ những thành viên còn lại mắc thoát vị đĩa đệm sẽ cao.
- Dinh dưỡng: Ngoài quá trình lão hóa bình thường thì dinh dưỡng kém cũng gây ra thoát bị đĩa đệm. Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến sự hình thành axit lactic dẫn đến khả năng hình thành và duy trì của các tế bào đĩa đệm và gây ra thoát vị đĩa đệm. Đĩa bị hỏng không thể phản ứng bình thường với các lực bên ngoài và có thể gây ra đau với những chuyển động bình thường.
- Môi trường làm việc: Nếu bạn làm việc trong môi trường mang vác nặng thì sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra thoát bị đĩa đệm, phần đĩa đệm hay bị thoát vị do môi trường làm việc là phần cột sống thắt lưng.
Ngoài những nguyên nhân chính trên gây ra thoát vị đĩa đệm thì còn một số nguyên nhân khác như: Tiếp xúc với hóa chất gây rối loạn chức năng, chẳng hạn như hút thuốc dẫn đến thoái hóa đĩa đệm. Tình trạng thoái vị đĩa đệm cũng có liên quan đến béo phì.
4. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Mục đích trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm không phải là chữa khỏi hoàn toàn đĩa đệm bị thoát vị mà là cải thiện tình trạng đau, hạn chế những tác động của bệnh thoát vị đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
4.1. Điều trị bảo tồn chữa thoát vị đĩa đệm
Điều trị này bao gồm liệu pháp tập thể dục, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu hay sử dụng thuốc y tế
– Tập thể dục nhịp điệu, nếu được thực hiện thường xuyên, có thể cải thiện sức bền của đĩa đệm. Để giảm căng cơ, có thể sử dụng các kỹ thuật thư giãn. Bơi lội được coi là bài tập chữa đau lưng hiệu quả do thoát vị đĩa đệm.
– Vật lý trị liệu: Dược trị liệu nhằm mục đích kiểm soát tình trạng tàn tật, giảm đau và viêm đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
– Điều trị tây y: Các liệu pháp điều trị bao gồm thuốc và thuốc giãn cơ, tiêm steroid, NSAID, opioid và các loại thuốc giảm đau khác.
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại thuốc này thường được sử dụng như một bước đầu tiên trong bệnh thoái hóa đĩa đệm trong việc cung cấp tác dụng giảm đau cũng như chống viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng nó phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ vì nó có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như trường hợp viêm dạ dày.
+ Thuốc opioid: Các bác sĩ chỉ sử dụng loại thuốc gây nghiện này cho các trường hợp bị đau dữ dội không đáp ứng với NSAID.
+ Tiêm Steroid ngoài màng cứng của đĩa đệm để giảm đau và chống viêm.
4.2. Điều trị phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp này chỉ được các bác sĩ sử dụng nếu như đã áp dụng hết các phương pháp bảo tồn mà cơn đau của bạn không thuyên giảm. Lưu lý với bạn là chưa chắc phương pháp phẫu thuật đã giải quyết dứt điểm vấn đề thoát bị đĩa đệm của bạn, chính vì vậy hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp cuối cùng này.
Tóm lại điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất phức tạp và tốn kém, chính vì vậy bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên và kết hợp với lịch làm việc để hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã nâng cao kiến thức của bạn về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị. Để tìm hiểu sâu hơn về những thông tin đã đề cập trong bài viết hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt