Mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Hiện nay, các bệnh lý về xương khớp đang xuất hiện ngày càng nhiều và khó có thể điều trị dứt điểm như: thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cong vẹo cột sống,… Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 cũng là một trong những bệnh lý được nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ về căn bệnh này.

1. Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu rõ về cột sống cổ. Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp C1 – C7 có chứa tủy sống và các dây thần kinh. Các dây thần kinh này chạy dọc từ cổ qua cánh tay, bàn tay và các bộ phận khác trên cơ thể.

7 đốt sống sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp C1 - C7

7 đốt sống sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp C1 – C7

Đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống. Chúng có cấu tạo như những mẩu cao su có chứa nhân nhầy ở bên trong, bên ngoài được bao bọc bởi vòng sơ. Những chiếc đĩa đệm giống như bộ giảm xóc, nó có thể hỗ trợ quá trình vận động như chạy, nhảy hoặc các hoạt động thể chất khác.

Đĩa đệm cổ có vai trò vô cùng quan trọng: nó có vai trò kết nối các đốt sống cổ để chúng ta có thể thực hiện được các hoạt động như vặn cổ, lưng, uốn cong,… Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ giảm ma sát và áp lực của cơ thể tác động lên các đốt sống.

Khi các đĩa đệm này bị suy yếu, dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, phình to ra hoặc rò rỉ dịch,… làm cho các rễ dây thần kinh bị chèn ép tới lỗ liên hợp trên đốt sống khiến xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ, đau kéo dài hoặc đau ngắt quãng, đau buốt từng cơn,… Đây chính là dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Chúng ta thường gặp chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là bởi đây là phần đốt sống nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống cổ, lại có vai trò hỗ trợ cử động và di chuyển nên dễ bị tác động xấu nhất.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?

2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 hay bất cứ bệnh lý nào khác ở cột sống đều xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu là do:

Tuổi tác:

Khi tuổi ngày càng cao, chức năng xương khớp ngày càng suy giảm, thoái hóa, mất đi sự linh hoạt, đĩa đệm dễ bị hư tổn hơn, nhân nhầy bị khô dần đi khiến vỏ bao xơ dễ bị rách gây ra đau đớn.

Đặc thù công việc:

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xuất hiện đối với những người lao động nặng như bê vác, khiêng vật nặng,… hoặc xuất hiện đối với những nhân viên văn phòng. Họ phải ngồi làm việc trong thời gian dài khiến cột sống không được vận động thường xuyên, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.

Chấn thương:

Các chấn thương do tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, chấn thương do tập thể dục thể thao,… có liên quan đến cột sống cổ đều có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bất cứ lúc nào.

Thói quen sinh hoạt:

Thói quen sinh hoạt không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 như: ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài khiến cột sống không được vận động thường xuyên, nằm ngủ lệch một bên, kê gối ngủ quá cao,…

3. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Một số dấu hiệu cụ thể cho thấy bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 như:

  • Đau cổ: đây là dấu hiệu dễ thấy nhất bởi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý liên quan trực tiếp đến vùng cổ. Những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, có thể là đau theo từng cơn, đau nhức hoặc đau buốt tùy vào mức độ của bệnh.
  • Cứng cổ: khi bệnh ở mức độ nặng hơn, có thể cổ bạn sẽ có cảm giác tê và cứng lại, các hoạt động của cổ như nghiêng đầu sang hai bên, vặn cổ,… bị hạn chế đi rất nhiều.
  • Đau vai gáy và các chi: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép tới lỗ liên hợp trên đốt sống nên các cơn đau không chỉ tập trung ở duy nhất vùng cổ mà có thể lan xuống bả vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Đôi khi, người bệnh còn cảm thấy có cảm giác như điện giật hoặc bàn tay bị tê, mất cảm giác,…

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể

4. Mức độ nguy hiểm của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Đốt sống cổ C5 C6 là khu vực tập trung các dây thần kinh và mạch máu đi qua để lan tỏa khắp cơ thể. Khi khu vực này bị thoái hóa mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh và mạch máu. Chính vì vậy, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 nguy hiểm hơn nhiều so với thoái hóa ở các vị trí khác.

Nếu quá chủ quan với căn bệnh này, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau lan rộng: cơn đau có thể lan rộng ra không chỉ ở cổ mà còn xuống bả vai, cánh tay, các chi, dọc sống lưng, mông, đùi và cẳng chân. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của cơ thể.
  • Thiếu máu não: trong trường hợp đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, chúng có thể sẽ chèn ép lên hệ thống động mạch sống thân, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não.
  • Hẹp ống sống: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể làm khoảng trống xung quanh tủy bị thu hẹp do thay đổi cấu trúc đốt sống, gai đốt sống. Các cơn đau xuất hiện tương tự như đau thần kinh tọa và có thể giảm dần nếu người bệnh được giảm áp lực như nằm, cúi gập thả lỏng người,…
  • Chèn ép dây thần kinh cánh tay: khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chúng có thể chèn ép lên tủy sống hoặc chèn ép lên các lỗ liên hợp khiến các dây thần kinh cũng bị chèn ép. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy đau mỏi vai gáy, tê bì cánh tay, bàn tay, thậm chí là teo cơ cánh tay.
  • Bại liệt: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bởi nếu để tình trạng này kéo dài, rễ thần kinh hoặc tủy bị chèn ép lâu ngày có thể dẫn đến bại liệt vĩnh viễn.

Kết hợp tập luyện nhẹ nhàng giúp cổ được vận động linh hoạt hơn

Kết hợp tập luyện nhẹ nhàng giúp cổ được vận động linh hoạt hơn

Chúng ta có thể thấy, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như khám sức khỏe định kỳ để tránh những trường hợp nguy hiểm xảy ra.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7