Người bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Viêm khớp là gì? Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hay nhiều khớp. Nhiều nghiên cứu cho biết những thay đổi về chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt tình trạng đau do viêm khớp. Vậy người bệnh viêm khớp nên ăn gì?

1. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp

Viêm khớp là hình thức phổ biến nhất của viêm khớp ở người lớn tuổi, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là phần mô trơn bao bọc đầu xương của khớp. Khi sụn khỏe mạnh cho phép các đầu xương sượt qua nhau khi cử động. Sụn cũng giúp làm giảm xóc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát trực tiếp vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp.

2. Viêm khớp thường bị ở vị trí nào?

Mặc dù viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống.

  • Bàn tay: viêm xương khớp ở bàn tay có tính chất gia đình. Một người có mẹ hoặc bà ngoại bị viêm xương khớp ở bàn tay có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so với người bình thường. Nguy cơ này ở phụ nữ cũng cao hơn so với nam giới và với hầu hết phụ nữ, viêm xương khớp bàn tay thường phát triển sau thời kỳ mãn kinh.
  • Đầu gối: Đầu gối là một trong các khớp thường bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp. Các triệu chứng của viêm xương khớp gối bao gồm đầu gối cứng, sưng, đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại. Bệnh có thể dẫn đến khuyết tật nếu không được điều trị.
  • Cột sống: viêm xương khớp ở cột sống biểu hiện qua các triệu chứng như bị cứng, đau ở cổ và lưng dưới. Trong một số trường hợp, những thay đổi liên quan đến viêm xương khớp ở cột sống có thể chèn ép lên các dây thần kinh ở cột sống dẫn đến ngứa ran, tê yếu ở tay hoặc chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh còn có thể ảnh hưởng tới chức năng bàng quang và ruột.

3. Người bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Axit béo omega–3

Một số lượng đáng kể các nghiên cứu cho thấy rằng axit béo omega-3 có thể ngăn ngừa viêm trong cơ thể và giảm các triệu chứng liên quan đến viêm khớp. Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Gen, dinh dưỡng và sức khỏe của Hoa Kỳ (Center for Genetics, Nutrition and Health) đã khám phá ra rằng các enzyme COX-2 gây viêm khớp thường hoạt động tích cực hơn khi tiêu thụ một lượng axit béo omega-6 đến omega-3. Axit béo omega–3 có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi… và các loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó…

Bông cải xanh

Theo một nghiên cứu 11 năm của  Mayo Clinic, bông cải xanh, cải bắp và rau cải khác đã được chứng minh là bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh viêm khớp.

Bông cải xanh là một trong những câu trả lời cho câu hỏi viêm khớp nên ăn gì

Vitamin D

Một nghiên cứu lớn với sự tham gia 29.000 phụ nữ không có tiền sử bệnh viêm khớp cho thấy những người ăn nhiều vitamin D có nguy cơ thấp phát triển bệnh viêm khớp mãn tính. Phát hiện từ Framingham Heart Study cho biết nguy cơ tiến triển viêm xương khớp ở đầu gối giảm ở những người ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D.

Ngoài cá béo, một số thực phẩm có chứa vitamin D như các sản phẩm từ sữa và bánh mì. Tuy nhiên các sản phẩm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm chứng viêm viêm khớp và đau. Hãy xem xét đi bộ 20 phút để cơ thể hấp thụ đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời – nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất.

Dầu oliu

Các chế độ ăn giàu dầu 0liu, ví dụ như chế độ ăn uống Địa Trung Hải, được biết đến giúp làm giảm đau và cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đặc tính chống viêm của dầu  oliu nhiều khả năng là do axit oleic, có chứa polyphenols và axit béo omega-3, cả hai đều là chất chống oxy hoá.

Gừng

Gừng đã được sử dụng trong hàng ngàn năm qua để điều trị cảm lạnh, buồn nôn, chứng đau nửa đầu và cao huyết áp. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bằng chứng về vai trò kháng viêm và chống oxy hóa của gừng.

Gừng đóng vai trò là chất làm loãng máu, có thể tương tác với thuốc làm loãng máu. Hãy hỏi ý kiến  bác sĩ trước khi thêm gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Vitamin C

Nên chọn nguồn thực phẩm có chứa vitamin C thay vì sử dụng thuốc uống bổ sung, vì vitamin C liều cao đã được biết là làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Liều lượng vitamin C tiêu chuẩn đối với phụ nam giới là 90mg/ngày và phụ nữ là 75mg/ngày.

Theo một nghiên cứu, ăn nhiều vitamin C giúp làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Anthocyanins

Anthocyanins là chất chống oxy hóa tạo nên màu đỏ trong các thực phẩm như trái anh đào, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, nho và cà tím. Một nghiên cứu cho thấy nồng độ protein phản ứng C (CRP) – một dấu hiệu của tình trạng viêm trong tĩnh mạch giảm khi tiêu thụ nhiều dâu tây.

Beta-Cryptoxanthin

Beta-cryptoxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ thuộc nhóm carotenoid. Tương tự như beta-carotene, một chất dinh dưỡng có trong cà rốt, beta-cryptoxanthin được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể và có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm khớp. Các nhà nghiên cứu từ nước Anh cho biết những người tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa beta-cryptoxanthin được bảo vệ tốt hơn chống lại chứng viêm khớp. Thực phẩm giàu beta-cryptoxanthin bao gồm  ớt, bí, bí đỏ, đu đủ và mơ.

Nghệ

Nghệ là loại thực phẩm được Đông y sử dụng từ rất lâu để giảm đau và kháng viêm. Nghệ cũng có tác dụng làm giảm bớt triệu chứng của viêm khớp, các dạng khác của viêm khớp và viêm khớp tự miễn gây đau khớp khác. Nghệ sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn khi sử dụng với bromelain để giảm đau do quá trình viêm.

Cũng giống như bromelain và gừng, nghệ cũng có tác dụng phụ loãng máu. Do đó, người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng nghệ, đặc biệt là nếu người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7