Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, bởi đây là một bệnh phổ biến, hầu như mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm 

Thuật ngữ thoát vị đĩa đệm không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên để hiểu một cách chính xác về nó thì không phải ai cũng biết. Muốn biết thoát vị đĩa đệm có chữa được không thì trước tiên chúng ta phải hiểu định nghĩa đĩa đệm là gì và thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý như thế nào.

Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống, chúng như những miếng đệm cao su bên trong có chứa nhân nhầy và bên ngoài được bao bọc bởi một lớp bao xơ. Tác dụng của những chiếc đĩa đệm này là chịu áp lực mà cột sống tác động lên, đồng thời giúp cột sống dẻo dai hơn. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mà nhân nhầy của các đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Có thể xuyên qua dây chằng gây nên áp lực, chèn ép vào các rễ thần kinh, dần dần dẫn đến đau nhức, tê bì.

Đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị

Đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị

2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Biết được những nguyên nhân gây bệnh phần nào giúp chúng ta phòng tránh và trả lời câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chữa được không. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, phần lớn do quá trình lão hóa sinh học của cơ thể, tập trung từ tuổi trung niên trở về sau. Ngoài ra còn do một số yếu tố khác, cụ thể là:

  • Do quá trình lão hóa tự nhiên (chủ yếu ở người lớn tuổi): Càng nhiều tuổi thì đĩa đệm càng dễ mất nước, xơ cứng dẫn đến dễ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí thông thường.
  • Hoạt động sai tư thế: làm việc, vận động quá sức hoặc sai tư thế có thể gây tổn thương đĩa đệm cột sống.
  • Tai nạn, gây chấn thương ở vùng xương sống dẫn đến lệch đĩa đệm.
  • Di truyền từ bố mẹ hoặc do các bệnh lý bẩm sinh gây ra.
  • Chế độ sinh hoạt hàng ngày: hút nhiều thuốc lá, ăn uống thiếu chất, béo phì hay thừa cân,… cũng có nguy cơ dẫn đến mắc bệnh.

 Thoát vị đĩa đệm do làm việc sai tư thế

 Thoát vị đĩa đệm do làm việc sai tư thế

3. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng, có thể bị biến đổi qua từng giai đoạn của bệnh hoặc tùy theo cơ địa của từng người sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Triệu chứng rõ nhất của thoát vị đĩa đệm là những cơn đau thắt lưng, gây cảm giác tê cứng, nhức mỏi từ vùng thắt lưng dọc xuống vùng mông và bắp chân, hoặc cũng có thể đau từ vùng cổ – gáy lan ra vùng bả vai và các cánh tay, bàn tay,… khiến người bệnh đau đớn.

Các cơn đau không kéo dài liên tục mà tái phát nhiều lần, mỗi đợt khoảng 1 – 2 tuần thì hết đau. Có lúc đau âm ỉ nhưng thỉnh thoảng cơn đau dữ dội hơn, nhất là khi ho, hắt hơi hoặc cười lớn,… Khi được nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm nhưng sẽ đau trở lại khi hoạt động mạnh, thỉnh thoảng sẽ có cảm giác tê mỏi, nhức hoặc bỏng rát giống như bị kim châm. Nếu không được điều trị, dần dần cơn đau sẽ diễn ra dày hơn, kéo dài và đau dữ dội hơn.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh này cũng biến đổi khác nhau tùy theo từng vị trí đĩa đệm bị thoát vị:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng

Cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng và có triệu chứng đau thần kinh liên sườn, cảm giác cơn đau dữ dội hơn khi nằm nghiêng, hắt hơi và đại tiện. Cơn đau bắt đầu từ vùng cột sống lưng, lan ra phía trước ngực theo hình vòng cung, dọc theo khoang liên sườn. Ðau nhức, tê mỏi và mất cảm giác ở vùng mông, bắp chân và bàn chân, lực cơ chân cũng bị giảm sút, trường hợp nặng có khả năng gây bại liệt.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng bị hạn chế cử động cột sống, không còn dẻo dai, khả năng ưỡn của thắt lưng giảm đi nhiều, khó khăn khi cúi xuống thấp,… Người bệnh thường phải có một tư thế chống lại cơn đau, cơ cạnh cột sống co cứng, có thể thẳng lưng hay vẹo về một bên. Có những trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh buộc phải nằm bất động về một bên đỡ đau hơn.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống c

Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ thấy đau, tê nhức, mất cảm giác từng vùng từ cổ, vai gáy lan xuống cánh tay, cổ tay và bàn tay,… khiến lực cơ tay giảm sút. Các hiện tượng đau, nhức, tê mỏi có thể thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo cử động của cổ tay. Ngoài ra, khả năng vận động vùng cổ cũng bị giảm đi đáng kể như: Cổ khó quay ngang, khó chịu khi cúi xuống hoặc ngửa lên,… Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện những cơn đau lan lên đầu gây đau đầu, choáng váng.

Khó xoay cổ hoặc bị đau có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Khó xoay cổ hoặc bị đau có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

4. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Một khi đĩa đệm đã bị thoát vị sẽ không thể phục hồi hoàn toàn như tình trạng lúc đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và chữa trị sớm có thể khắc phục được hơn 90% và không gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, điều đầu tiên mà bệnh nhân cần lưu ý đó là chế độ vận động phù hợp. Trong thời gian bệnh trở nặng, tốt nhất bệnh nhân nên nằm yên một chỗ, tư thế nằm ngửa trên ván cứng, khớp gối và khớp háng co nhẹ lên và lót một lớp đệm phía dưới.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường được điều trị bằng vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ, ví dụ như châm cứu, chườm nóng,… Một biện pháp điều trị quan trọng nữa đó là phẫu thuật, nếu thực hiện điều trị thành công sẽ không để lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.

Để phòng bệnh thì việc quan trọng nhất là loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh, như vậy để tránh nguy cơ thoát vị đĩa đệm chúng ta cần có một tư thế và cường độ phù hợp trong vận động, làm việc. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là khi yêu cầu công việc buộc phải giữ một tư thế quá lâu hoặc mang vác nặng,… Tập thể dục thường xuyên luôn là biện pháp hữu hiệu đối với rất nhiều loại bệnh khác nhau, và tất nhiên đối với bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm lại càng cần thiết.

Phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ tập thể dục thường xuyên

Phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ tập thể dục thường xuyên

Để giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa được không còn do nhiều yếu tố chi phối, không chỉ riêng vận động, mà chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng bệnh thoát vị đĩa đệm. Biết cách cân đối hàm lượng các chất trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp hệ xương khỏe mạnh, tránh được nguy cơ loãng xương và thoái hóa các đốt sống. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi có nguồn gốc từ sữa, các loại rau củ quả có màu xanh đậm.

Bên cạnh đó với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống ở thắt lưng nên bổ sung các loại vitamin nhóm C, D, E, K và magie, có trong các loại ngũ cốc, đỗ tương hoặc đậu. Những dưỡng chất này sẽ giúp sụn khớp chắc khỏe hơn, chống viêm và tăng cường quá trình hấp thụ canxi. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá (vì chúng dễ đào thải canxi ra khỏi cơ thể con người), một số loại đồ ăn như thịt bò, gà, nội tạng động vật,… là những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến cột sống và sức khỏe nói chung.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp rất phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chữa bệnh là cả một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì của bệnh nhân cũng như người nhà, vậy nên bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được hay không cũng tùy thuộc nhiều vào thái độ của người bệnh nữa.

Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như các triệu chứng phía trên, cách tốt nhất là hãy đến cơ sở y tế thăm khám để chắc chắn mình có bị thoát vị đĩa đệm hay không, phát hiện và có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt sẽ không để lại hậu quả sức khỏe nghiêm trọng về sau.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7