Người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nên và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là biện pháp đơn giản giúp nâng cao sức khỏe cột sống. Chúng cũng hỗ trợ điều trị, chữa lành thương tổn tại vùng thắt lưng. Vậy người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên và không nên sử dụng thực phẩm nào giúp nhanh chóng bình phục?
Nội dung bài viết
1. Top thực phẩm người thoái hóa cột sống thắt lưng nên dùng
Người thoái hóa cột sống thắt lưng cần bổ sung nhóm protein thực vật
Protein có vai trò vô cùng trọng trong công tác điều tiết hoạt động cơ thể. Chúng không chỉ cung cấp năng lượng, nâng cao đề kháng mà còn giúp hệ xương luôn được chắc khỏe. Protein là chất quan trọng được sử dụng nhiều trong việc cải thiện triệu chứng bệnh liên quan tới thoái hóa xương khớp.
Hiện có 2 nguồn cung cấp protein từ động vật và thực vật. Trong đó, protein thực vật được khuyến khích sử dụng hơn cả. Chúng ngăn ngừa các bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch. Lượng protein từ thực vật cũng hỗ trợ giảm thoái hóa cột sống, giảm viêm.
Thoái hóa cột sống thắt lưng cần bổ sung rau lá xanh đậm
Rau lá xanh đậm chứa nhiều chất dinh dưỡng với vitamin B và Folate. Các hoạt chất này giúp ngăn ngừa dị tật, nâng cao sức khỏe tim mạch. Rau xanh đậm chứa nhiều vitamin A, C, E, K cùng chất xơ, khoáng chất đa dạng khác. Vitamin K trong nhóm thực phẩm này có công dụng bảo vệ xương khỏi tình trạng loãng xương, chậm quá trình lão hóa. Các loại rau được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống như rau bina, súp lơ, cải xoăn, rau củ cải, …
Nhóm axit béo Omega-3 và Omega-9
Acid béo omega – 3 là chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe con người. Chúng hỗ trợ phòng ngừa những bệnh lý liên quan tới hệ tim mạch cho người lớn tuổi, đồng thời giúp ổn định huyết áp. Thường xuyên bổ sung acid omega – 3 có nhiều tác động tích cực tới hệ xương khớp.
Đồng thời nhóm omega – 3 này còn làm chậm quá trình lão hóa cột sống, nâng cao dẻo dai của xương khớp và chống viêm. Do đó, chúng làm giảm nhanh những triệu chứng do thoái hóa cột sống thắt lưng ở những người mắc bệnh. Tuy nhiên cơ thể con người không thể tự sản xuất nhóm acid omega – 3 mà cần tổng hợp từ bên ngoài. Với thực phẩm, bạn nên chọn các thực phẩm giàu acid omega – 3 như: cá hồi, cá cơm, hạt lanh, …
Ngoài acid omega – 3, omega – 9 cũng cải thiện tim mạch, đột quỵ ở người lớn tốt do chúng gồm các hợp chất như acid mead, acid nervonic và acid erucic, … Bên cạnh đó, acid omega – 9 còn có tác dụng giảm đau, giảm thiểu sự phát triển, lão hóa của bệnh thoái hóa cột sống. Thực phẩm chứa nhiều Omega – 9 là: mỡ lợn, dầu dừa, dầu oliu, cá hồi, các loại hạt, …
Bổ sung trái cây hàng ngày
Giống như rau, củ, trái cây cũng là thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng. Tiêu thụ trái cây là phương pháp đơn giản giúp da đẹp hơn đồng thời mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe xương khớp. Thành phần dinh dưỡng trong trái cây như chất khoáng, vitamin giúp bảo vệ xương và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa.
Tuy vậy trái cây chứa có khá nhiều đường làm lượng đường trong máu tăng cao. Trong khi đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các bệnh về lão hóa da, xương diễn ra nhanh hơn. Do đó, để phòng tránh bệnh cần áp dụng khẩu phần ăn vừa đủ.
Thực phẩm chứa Canxi
Canxi có vai trò quan trọng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe của hệ thống xương khớp. Việc thiếu hụt canxi khiến cơ thể mất cân bằng. Tình trạng này về lâu dài gây đau xương khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Vì thế, để phòng bệnh, bạn cần cung cấp lượng caxi đủ cho cơ thể.
Lượng canxi này có thể bổ sung qua thực phẩm. Canxi thường có nhiều trong các loại đồ ăn, thức uống như sữa, các chế phẩm từ sữa là phô mai, cheese,…
2. Người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nên kiêng gì?
Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa gây tăng cholesterol xấu trong cơ thể. Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ cũng tăng nhanh.
Khi chất béo vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng tấn công vào khu vực mô xương khớp và khiến các khớp xương bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài gây nên thoái hóa khớp. Do đó, để bảo vệ cột sống, hãy hạn chế nhóm đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, hamburger,…
Thoái hóa cột sống thắt lưng nên hạn chế đường
Đường chính là nguyên nhân hàng đầu làm thoái hóa cột sống thắt lưng. Việc nạp lượng đường lớn mỗi ngày gây nên chứng béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực mạnh tới xương khớp, nhất là cột sống. Tình trạng này kéo dài khiến cột sống bị thoái hóa và tổn thương nghiêm trọng.
Việc nạp quá nhiều đường gây tình trạng kháng insulin trong đường khiến khối lượng xương giảm và mất dần chức năng. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, nhất là thoái hóa xương khớp và loãng xương tăng cao ở người thường.
Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt được chế biến sẵn là xúc xích, thịt xông khói, thịt đông lạnh, … khiến biến chứng thoái hóa cộng sống tăng cao. Nhóm thịt này có hàm lượng chất béo bão hòa cao gây viêm nhiễm cơ thể. Vì thế, nếu tiêu thụ chúng thường xuyên khiến bệnh thoái hóa khớp trầm trọng thêm. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân cần hạn chế tối đa lượng thịt chế biến trong khẩu phần ăn.
Thực phẩm cần kiêng khác
Bên cạnh các thực phẩm trên, người mắc thoái hóa cột sống cũng cần kiêng thực phẩm như nước ngọt, bia, rượu và các chất kích thích khác. Ngoài ra, bột ngọt cũng là nhóm gia vị tuyệt đối không nên sử dụng cho những người mắc bệnh thoái hóa cột sống và viêm khớp. Do bột ngọt có lượng natri cao, chúng gây tình trạng giữ nước và sưng khớp. Do đó, bột ngọt được các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn đọc nắm được thoái hóa cột sống thắt lưng nên và không nên ăn gì. Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm bệnh, bệnh nhân cần kết hợp giữa chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao phù hợp và dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ. Khi có các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám, theo dõi và đưa ra cách xử lý phù hợp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt