Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau vai gáy
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và trị liệu, chế độ ăn hàng ngày cũng chiếm vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu đau vai gáy, cải thiện sức khỏe. Vậy người bị đau vai gáy nên ăn gì và không nên ăn gì? Dưới đây là những quy tắc dinh dưỡng bạn có thể tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Người bị đau vai gáy nên ăn gì?
1.1. Thực phẩm chứa nhiều Omega – 3, 6
Đứng đầu danh sách những thực phẩm mà người bị đau vai gáy nên ăn là nhóm thực phẩm này. Omega 3, 6 giúp đẩy lùi triệu chứng sưng, viêm,từ đó có thể cải thiện được tình trạng đau nhức một cách đơn giản nhất.
Người bệnh nên sử dụng 2 – 4g dầu cá mỗi ngày để thấy tình trạng đau mỏi vai gáy được cải thiện rõ rệt. Từ đó có tác dụng thúc đẩy sản sinh các tế bào mới cho vùng cơ khớp bị tổn thương. Bên cạnh việc dùng dầu cá, thì các loại dầu đậu nành, dầu olive hay dầu hạnh nhân cũng góp phần đáng kể trong việc giúp giảm các triệu chứng đau vai gáy, viêm sưng hiệu quả.
1.2. Nhóm vi chất tốt cho xương: Vitamin D3, K2 và Canxi
Đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, và không thể thiếu nếu muốn xương chắc khỏe, đẩy lùi hiệu quả chứng đau viêm xương khớp, đặc biệt là đốt sống cổ. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, có nhiều trong các loại đậu còn non nguyên vỏ (Đậu xanh, đậu que, đậu đen), tôm, sò nghêu, v.v.. Tuỳ vào độ tuổi, nhu cầu canxi của mỗi người sẽ giao động trong khoảng 1000-1300mg mỗi ngày.
Vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng lên chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là Canxi và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu Canxi, tham gia vào quá trình Canxi hóa sụn tăng trưởng. Ngoài ra Vitamin D3 còn tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào biểu mô. Cơ thể người có thể tự tổng hợp vitamin D3 bằng cách tắm nắng 15-30 phút mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy trong các loại hải sản như tôm, hàu, cá trích, cá hồi hay dầu gan cá.
Chức năng nổi bật nhất của Vitamin K2 là gắn canxi về xương, giúp xây dựng và phát triển khung xương hiệu quả. Ngoài ra, Vitamin K2 còn bảo vệ thành mạch máu khỏi sự canxi hóa, chống lại sự lắng đọng canxi vào thành mạch. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin K2 bao gồm: thịt bò, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, trứng, v.v..
1.3. Các chất chống oxy hoá
Hai chất chống oxy hoá quan trọng đối với người bị đau vai gáy là vitamin C và vitamin E. Vitamin C có thể hòa tan trong nước và được coi là phòng tuyến thứ nhất để bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và bệnh tật, không chỉ tốt cho người bị đau vai gáy và còn cho sức đề kháng của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần biết, vitamin C là một chất hòa tan trong nước nên cơ thể không thể lưu giữ được lâu dài, vì thế, loại vitamin này cần được bổ sung mỗi ngày. Các nguồn dồi dào vitamin C bao gồm các loại trái thuộc họ quýt, như cam và bưởi, ớt chuông xanh, bông cải xanh, dâu tây, bắp cải, khoai tây và một số loại rau lá xanh khác.
Vitamin E có thể hòa tan trong mỡ, được lưu giữ ở gan và các mô khác trong cơ thể. Vitamin E đã được nghiên cứu và chứng minh đạt hiệu quả cao trong việc giúp làm trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, giúp các mô khớp được bôi trơn và giảm đau. Vitamin E có chứa nhiều ở mầm lúa mì, quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên chất, dầu cải, dầu gan cá và các loại rau lá xanh.
1.4. Thực phẩm chứa nhiều Magie
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến Canxi để cho xương chắc khỏe mà không biết vai trò rất quan trọng của Magie. 60% Magie tập trung trong xương, nồng độ cũng phải cân bằng hợp lý với Canxi để liên kết và duy trì mật độ xương khỏe mạnh, đặc biệt đối với người lớn tuổi. Phần còn lại, Magie tập trung trong các mô mềm và máu, đóng vai trò ổn định chức năng hệ thống thần kinh, duy trì sức mạnh cơ bắp. Các bạn có thể tìm thấy Magie nhiều trong rau cải xoăn, khoai tây, cacao, hạnh nhân, hạt điều, bắp cải, cần tây…
2. Người bị đau vai gáy không nên ăn gì?
2.1. Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol
Cơ thể chúng ta cần có cholesterol để hoạt động. Cholesterol trong máu là chất béo do gan sản xuất và phân bố khắp cơ thể. Nó cho phép cơ thể tạo ra vitamin D, hormone và axit mật. Chúng ta tiêu thụ chưa đến 25% cholesterol hấp thụ từ thức ăn, đặc biệt là từ mỡ động vật. Tuy nhiên, khi nồng độ Cholesterol trong cơ thể quá cao, nhất là Lipoprotein mật độ thấp (LDL), một loại Cholesterol xấu, có thể gây xơ vữa động mạch, hình thành máu đông. Triệu chứng dễ thấy sẽ là cảm giác đau thắt ngực, đôi khi bạn có thể bị đau hàm, cổ, vai gáy.
Ngoài ra, Cholesterol quá nhiều sẽ kích thích phản ứng viêm. Các phản ứng viêm làm rối loạn quá trình thúc đẩy máu nuôi dưỡng cơ xương khiến cơ bắp và xương khớp bị suy yếu, khiến người bệnh bị đau nhiều hơn và khó chữa hơn. Thịt mỡ, jambon, xúc xích, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, nội tạng động vật là những thực phẩm chứa nhiều LDL, bạn cần hạn chế nạp vào người.
2.2. Hạn chế độ ăn nhiều muối
Thực phẩm chứa lượng muối cao, có vị mặn nhiều hơn so với bình thường, nếu sử dụng vượt quá mức cho phép có thể dẫn tới nguy cơ làm tăng canxi trong nước tiểu. Hay nói cách khác, ăn quá mặn sẽ làm cho canxi bị bài tiết và thoát nhanh ra khỏi đường nước tiểu, gây giảm sút lượng canxi được hấp thụ, làm cho nguy cơ loãng xương tăng lên. Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy ăn nhạt một chút, đừng ăn quá lượng muối quy định và giảm những thói quen ăn những thức ăn ngâm tẩm nhiều muỗi.
2.3. Tránh xa các chất kích thích: rượu bia và nước ngọt có ga
Chất kích thích có nhiều trong bia, rượu, thuốc lá,… sẽ tạo ra phản ứng hóa học gây hại cho cơ thể, khiến cho tế bào tiểu cầu bị kết dính, gây giãn tĩnh mạch khiến tình trạng đau vai gáy càng trở nên tồi tệ và khó cải thiện hơn. Bên cạnh đó, chất photpho trong những chất kích thích khiến cho việc thất thoát canxi diễn ra nhanh hơn, cơ thể từ đó cũng hấp thu Vitamin D chậm hơn, làm quá trình tổng hợp canxi bị đình trệ.
Đối với nước ngọt có ga, đây là loại thực phẩm gây phá huỷ xương mà bạn có thể dễ thấy nhất là ảnh hưởng của chúng lên răng của bạn. Khi đi vào cơ thể, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, loại đồ ăn này có thể làm giảm mật độ của xương, làm yếu kết cấu xương và gây loãng xương nhanh chóng sau một thời gian sử dụng.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt