Những bài tập tốt cho người bị bệnh gout để hỗ trợ điều trị bệnh

Nhiều người thắc mắc không biết bị bệnh gout có nên thể dục thể thao để cải thiện tình trạng đau đớn, khó chịu hay không? Câu trả lời là Có nhưng cần lựa chọn những bài tập phù hợp. Và dưới đây đây là những bài tập khi bị gout để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

1. Top 5 bài tập tốt khi bị gout

Tập thể dục mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, kể cả khi bị bệnh gout nếu như lựa chọn được bài tập phù hợp. Vì thế, nếu đang phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra thì các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số bài tập khi bị gout dưới đây để cải thiện bệnh trạng.

1.1. Bài tập bơi lội

Bơi lội là một trong những giải pháp được đánh giá là bài tập vàng hỗ trợ ổn định các khớp. Các bài tập dưới nước sẽ giảm thiểu tối đa áp lực cho khớp, giúp cải thiện cơn đau hiệu quả. Đặc biệt, bơi lội còn giúp giảm đau khớp do gout, nâng cao sức khỏe và rèn luyện sự dẻo dai cho cột sống, đầu gối…

Bơi lội là bài tập tốt cho người bệnh gout

1.2. Đi bộ tốt cho người mắc bệnh gout

Bệnh gout có thể gặp ở bất kỳ ai nếu có chế độ ăn uống giàu đạm. Và các bạn có thể cải thiện vấn đề khó chịu do gout bằng cách đi bộ nhẹ nhàng. Lợi ích của việc đi bộ còn giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Đi bộ là bài tập khi bị gout trong việc giúp phục hồi các khớp bị tổn thương và tăng khả năng linh hoạt cho tất cả các khớp của cơ thể. Đồng thời, hoạt động thể chất nhẹ nhàng này còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh huyết áp hay biến chứng nguy hiểm của tim mạch.

1.3. Bài tập Yoga, tập dưỡng sinh

Các bài tập nhẹ nhàng, uyển chuyển như yoga, dưỡng sinh sẽ tránh được tình trạng cứng khớp do gout gây nên. Không những vậy, những bài tập này còn giúp giảm đau, giảm sưng và tăng sự linh hoạt cho các khớp xương nên các bạn có thể áp dụng khi bị gout.

1.4. Tập aerobic

Aerobic là một trong những bài tập khi bị gout rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng với cường độ tăng cần tùy theo tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ giúp sức mạnh cơ bắp được phục hồi và tăng cường độ dẻo dai, đặc biệt là phần bắp ở dưới chân. 

Tập aerobic với bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ hiệu quả cho người bị gout

Tuy nhiên, cần tránh những bài tập quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ gây phản tác dụng, thậm chí là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.5. Đạp xe

Bài tập khi bị gout mang lại hiệu quả giảm đau và cải thiện các vấn đề khó chịu ở các khớp đó chính là đạp xe. Việc đạp xe thường xuyên không chỉ nâng cao sức mạnh của cơ bắp mà còn giúp cho các khớp được giảm gánh nặng. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên đạp xe khoảng 30 phút và đạp ở khu vực an toàn để tránh gây nguy hiểm cho bản thân.

2. Những lưu ý thực hiện các bài tập khi bị gout

Trong quá trình thực hiện các bài tập khi bị gout, các bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau để mang lại hiệu quả như mong muốn:

2.1. Luôn giữ tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan

Tinh thần và tâm lý tuy không phải phương pháp điều trị bệnh gout nhưng lại là liều thuốc vàng cho người bệnh. Do đó, người bị bệnh gout cần giữ cho mình tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng và tâm lý lạc quan, yêu đời. 

Tránh căng thẳng quá mức sẽ rất dễ gây mệt mỏi, chán chường và quá trình điều trị bệnh sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí, còn làm cho tình trạng gout trầm trọng hơn.

2.2. Các hoạt động nên tránh

Ngoài những bài tập khi bị gout quan trọng kể trên, các bạn cần tránh một số thói quen có hại sau:

Đối với giai đoạn gout cấp: Chỉ nên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng và hạn chế vận động để làm giảm áp lực lên khớp. Nếu cố tình sẽ làm cho khớp bị tổn thương và hư hỏng sụn khớp. Do đó, người bệnh cần tránh làm việc quá sức, công việc nặng nhọc hay đi giày quá chật…

Để bài tập khi bị gout có hiệu quả cần tránh đi giày chật

Đối với giai đoạn gout mãn tính: Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và hạn chế vận động mạnh. Chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng hay thực hiện các động tác thể dục vừa phải. Nếu bị gout mãn tính mà vận động quá nhiều sẽ làm cho tình trạng đau đớn trở nên trầm trọng hơn do các tinh thể urat có điều kiện cọ xát vào cơ.  

2.3. Tập với thời gian và cường độ phù hợp

Trong quá trình thực hiện các bài tập khi bị gout, các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về thời gian và cường độ tập luyện. Tránh tình trạng quá sức sẽ làm cho khớp bị tổn thương, thậm chí là tràn dịch ổ khớp, gây hại cho bản thân và khiến bệnh trạng nghiêm trọng hơn.

Không phải ai bị bệnh gout cũng có thể áp dụng các bài tập luyện. Vì thế, không nên tự ý thực hiện ở nhà khi chưa được bác sĩ cho phép. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác để được tư vấn cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện tình trạng đau nhức do gout gây nên.

Bài tập khi bị gout chỉ giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng sụn khớp mà không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Chính vì thế, các bạn chỉ nên luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày.

2.4. Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi ở người bị gout. Do đó, ngoài thực hiện các bài tập phù hợp, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, nên hạn chế các thực phẩm giàu đạm, tăng cường các loại rau xanh, trái cây. Đồng thời, hạn chế thịt đỏ, chất kích thích, đồ uống cồn, thức ăn nhiều dầu mỡ…

2.5. Thường xuyên dùng nước muối ấm ngâm chân

Hoạt động ngâm chân vào nước muối ấm nghe có vẻ đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả cho những người bị gout. Thực hiện thường xuyên trong thời gian dài, mỗi lần 30 phút sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu được tăng cường và cải thiện các cơn đau nhanh chóng. Đặc biệt, là đau do sưng ở các khớp ngón chân cái và bàn chân.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về bài tập khi bị gout và những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện để nâng cao hiệu quả điều trị. Hy vọng những thông tin kể trên sẽ giúp các bạn có được chế độ luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe cho mình.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7