Những điều cần biết về thoái hóa khớp vai
Khác với bệnh lý xương khớp ở các bộ phận khác trên cơ thể, thoái hóa khớp vai được các bác sĩ đánh giá có độ phủ đối tượng dễ mắc phải rộng hơn nhiều. Bệnh không chỉ tập trung vào nhóm đối tượng người già, người mang vác vật nặng mà cả những người trẻ, thường xuyên không vận động, giữ nguyên một tư thế vai trong suốt thời gian dài. Vậy bệnh lý khớp vai này có gì nguy hiểm, ảnh hưởng như thế nào tới việc vận động hàng ngày?
Nội dung bài viết
1. Thế nào là bệnh thoái hóa khớp vai?
Khớp vai thuộc phần chi trên, nơi nối cánh tay với thân mình. Trong các khớp của cơ thể thì khớp vai là khớp hoạt động nhiều nhất trong các khớp của con người. Khớp vai gồm có 5 phần: khớp vai chính, khớp mỏm cùng, khớp mỏm cùng cánh tay, xương đòn và khớp xương bả vai lồng ngực. Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh ở vùng cổ và phần trên ở lưng, có liên quan đến các hạch giao cảm cổ.
Khớp vai có bộ phận rất đặc biệt, đó là chóp xoay. Chóp xoay gồm có bốn gân bao quanh khớp vai. Nhờ có bộ phận này mà vai có thể xoay tròn, bẻ qua trái hoặc qua phải một cách dễ dàng. Những người bắt đầu quá trình thoái hóa khớp vai nhanh sau 40 tuổi sẽ thường bị viêm thoái hóa khớp vai ở chóp xoay, gây đau đớn do máu không còn đủ để nuôi các bộ phận này.
2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vai
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các cơn đau nhức xuất hiện ở vùng xương khớp vai phần lớn là do những chấn thương vùng đốt sống cổ hoặc là do khớp vai được sử dụng quá nhiều, dẫn đến hao mòn sụn khớp. Sự hủy hoại của tuổi tác cộng hưởng với thời gian lâu dài khiến dinh dưỡng cho phần sụn, xương sẽ bị lỏng lẻo và thoái hóa dần dần diễn ra.
Chỉ riêng một nghiên cứu ở Mỹ đã cho biết đến 90% bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai đều là do lớp sụn ở khớp vai theo thời gian đã bị ăn mòn dần. Sụn mỏng sẽ làm lộ xương dưới sụn, các khớp cọ vào nhau khi vận động, xoay tay sẽ gây ra đau khớp, viêm khớp.
Ngoài những nguyên nhân chính được đề cập ở kể trên, còn có nhiều tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa khớp vai.
- Tuổi tác: Không chỉ riêng khớp vai, tất cả những bộ phận của cơ thể đều khó có thể thoát khỏi sức tàn phá ghê gớm của tuổi tác. Những người lớn tuổi từ sau 45 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao hơn người trẻ.
- Di truyền: Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thêm nhưng theo các thống kê, yếu tố di truyền có liên quan tới tốc độ thoái hóa khớp vai.
- Sang chấn: Một số chấn thương do tập luyện, do lao động quá sức hay do tai nạn tác động lực quá mạnh cũng gây ra tổn thương khớp vai và làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp vai.
3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai
Phần lớn những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai đều có những cảm giảm đau bả vai lan xuống phần cánh tay, bàn tay và ngón tay, thậm chí đau đốt sống cổ do đó có thể bị thoái hóa dây chuyền.
Người bị thoái hóa khớp vai thường có nhiều cơn đau về đêm, đặc biệt là lúc nghiêng người qua bên phía vai bị thoái hóa khớp. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh đưa tay quá đầu cũng. Qua thời điểm đó được rồi thì cơn đau sẽ giảm. Đây là triệu chứng mà y học gọi là cung đau. Những người bị thoái hóa khớp bả vai sẽ có các cung đau này.
Khi cơ thể có những tổn thương như viêm hoặc rách vùng chóp xoay, đặc biệt là gây giảm sức cơ vai, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đánh giá. Để hỗ trợ cho việc biết kết quả chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp MRI có bơm thuốc tương phản từ nội khớp để có thể xem xét và đánh giá tình trạng viêm hay rách gân.
Đối với những trường hợp nặng hơn, có dấu hiệu xuất hiện gai xương ở mỏm cùng vai, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang để chẩn đoán.
4. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai và cách phòng ngừa
Có nhiều phương pháp khác nhau được các bác sĩ ứng dụng để giúp người bệnh thoái hóa khớp vai điều trị bệnh hiệu quả.
Điều trị thoái hóa khớp vai theo phương pháp dân gian
Trong dân gian, nhiều người sử dụng các loại cây, cỏ, thảo dược để giúp làm dịu cơn đau ở khớp vai hàng ngày. Đây là biện pháp chữa thoái hóa khớp vai không gây tác dụng phụ, khá an toàn, lại dễ tìm kiếm nguyên liệu.
Mặc dù phương pháp chỉ có tính chất hỗ trợ điều trị, giúp giảm đau tạm thời nhưng được nhiều bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng hỗ trợ khi áp dụng các biện pháp điều trị khác.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp bạn cải thiện bệnh thoái hóa khớp vai.
- Bài thuốc 1: Sử dụng cây ngải cứu
Với cây ngải cứu, bệnh nhân có thể áp dụng cả 2 phương pháp dưới đây:
- Sử dụng đường uống: Chỉ cần đem lá ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước. Cho thêm 2 thìa canh mật ong vào và uống ấm ngày 2 lần.
- Sử dụng để đắp lên vai giảm đau: Dùng một nắm lá ngải đem rang với một chút muối. Hỗn hợp sau khi rang đem cho vào một khăn có độ dày vừa phải, đắp trực tiếp lên vai, nhất là vùng vai bị đau, cứng khớp. Để bệnh viêm thoái hóa khớp vai nhanh chóng có những biểu hiện cải thiện, bệnh nhân nên thực hiện trước khi ngủ tối chừng 20 phút.
- Bài thuốc 2: Sử dụng lá lốt
Lá lốt không còn xa lạ với chúng ta. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai cũng có thể sử dụng lá lốt để chế biến thành những bài thuốc trị viêm thoái hóa khớp vai hiệu quả. Cụ thể:
- Làm nước uống: Chuẩn bị lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi và cây cỏ xước để sắc chung với 500ml nước đến khi còn 200ml nước thì rót ra uống sau bữa cơm.
- Chườm lên vai: Hầu hết các bài thuốc chữa thoái hóa khớp vai bằng dân gian đều có thể đắp lên vùng khớp vai bị đau, nhức mỏi. Lá lốt cũng tương tự. Bạn có thể giã nát lá lốt với một chút muối hạt, chườm lên bả vai sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Cả hai bài thuốc dân gian chữa bệnh thoái hóa khớp vai này đều được mọi người áp dụng thường xuyên vì an toàn, giảm đau tốt, không để lại tác dụng phụ.
Điều trị thoái hóa khớp xương vai bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho khớp vai khi áp dụng điều trị uống thuốc đặc trị. Không chỉ vậy, các bài vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng vận động của hệ cơ xương khớp vùng vai.
Dưới đây là một số biện pháp vật lý trị liệu chữa viêm thoái hóa khớp vai:
- Nhiệt trị liệu (chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, đắp Paraphin): Tác dụng lưu thông máu huyết, cung cấp dinh dưỡng, nuôi dưỡng cơ quan tốt hơn, xương khớp linh hoạt, giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy vai.
- Điện trị liệu: Là biện pháp dùng sóng điện có bước sóng ngắn giúp kích thích các dây thần kinh, thuốc giảm đau được dẫn vào cơ quan bị tổn thương nhanh chóng. Điện trị liệu sẽ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả.
- Các phương pháp khác: Kéo giãn cột sống, siêu âm, laser, bài tập vận động để giúp khớp vai linh hoạt hơn.
Điều trị thoái hóa khớp vai theo phương pháp Đông y
Trong Đông y, có hai cách để điều trị bệnh, một là dùng các bài thuốc và hai là châm cứu, tác động vào các xương cốt để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Đối với phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bệnh có thể được cắt cơn đau và nhờ đó tăng hiệu quả điều trị bệnh đáng kể.
Bài thuốc chữa thoái hóa khớp vai bằng Đông y có các nguyên liệu được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, khá an toàn với người dùng. Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh, tình trạng đau nhức của bệnh nhân về xương khớp vai mà bác sĩ sẽ chỉ định, gia giảm các thành phần trong bài thuốc phù hợp với bệnh nhân giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Có thể kể đến bài thuốc trị đau khớp thoái hóa vai gồm: tơ hồng xanh, gối hạc, phòng phong, dây đau xương, xuyên khung, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, độc hoạt,…
Bài thuốc trên sẽ giúp khu phong, tán hàn, sơ thông kinh lạc, giảm đau. Người bệnh bị đau mỏi xương, khớp vai, hoặc các bệnh lý khác đều có thể nhận thấy tình trạng bệnh tiến triển tích cực sau khi áp dụng 1-2 tuần.
Ưu điểm của phương pháp trị thoái hóa khớp vai bằng đông y là an toàn tuyệt đối, hiệu quả giảm đau, giảm viêm sưng tốt. Hết liệu trình, tỷ lệ tế bào khớp vai bị thoái hóa giảm rõ rệt, sụn khớp được nuôi dưỡng, gia tăng, dịch khớp được sản sinh, điều tiết giúp hoạt động vùng vai được trơn tru hơn.
Tuy thế, cơ địa mỗi người đều khác nhau, cộng thêm mức độ bệnh không giống nhau nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể cho kết quả như mong muốn. Chẳng hạn, đối với những bệnh nhân bị bệnh thoái hóa đĩa sụn và bệnh vôi hóa khớp vai thì chắc chắn phương pháp châm cứu không khác gì thuốc giảm đau tạm thời.
Điều trị thoái hóa khớp vai theo phương pháp Tây y
Với các bệnh nhân sau nhiều ngày chịu đựng cơn đau đớn dữ dội thì những cách tác động nhanh và cho hiệu quả rõ rệt như Tây y sẽ luôn thật sự cần thiết vì chỉ sau khi sử dụng thì cơn đau sẽ dịu đi thấy rõ.
Thuốc Tây y thường dùng để điều trị thoái hóa khớp vai thường là những thuốc giảm đau hoặc kháng viêm. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh lâu dài tác dụng phụ sẽ rất khôn lường, đặc biệt là khi chúng còn để lại hệ lụy đến cả những chức năng của những bộ phận quan trọng trong cơ thể như gan, thận, tim và dạ dày.
Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau dùng trong thời gian dài sẽ phá hủy dần dần toàn bộ hệ thống miễn dịch trong cơ thể, khiến cơ thể dần trở nên suy yếu. Ngoài ra, điều trị nội khoa theo phương pháp Tây y lại chỉ có thể tác động vào giảm các triệu chứng chứ khó có thể trị dứt điểm. Chính vì thế, khi chọn phương pháp này, bạn phải tìm cho mình một bệnh viện uy tín để chữa trị đau khớp vai thoái hóa hiệu quả.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt