Những điều cần biết về bệnh thoái hóa xương khớp
Tuổi già sẽ không trừ một ai, một khi tuổi già tới sẽ mang theo sự lão hóa. Lâu dần lão hóa sẽ gây ra thoái hóa và bệnh thoái hóa xương khớp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Theo con số thống kê, hằng năm ở Việt Nam người mắc bệnh thoái hóa xương khớp chiếm 10,41% so với các bệnh lý về xương khớp. Đây là con số đáng báo động và cần được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy để hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa xương khớp chúng ta cùng tham khảo bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết
Thoái hóa xương khớp là gì?
Thoái hóa xương khớp là một bệnh lý về xương và khớp khá phổ biến. Bệnh là tình trạng bị tổn thương sụn khớp và đĩa đệm, xương dưới sụn kèm theo màng hoạt dịch. Gây ra tình trạng đau nhức và cứng khớp. Các khớp chịu áp lực lớn như khớp ở hông, đầu gối, cột sống cổ, thắt lưng và bàn chân là những nơi bệnh có thể xảy ra nhất trong cơ thể. Ngoài ra các ngón tay, ngón chân hay vùng cổ cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Độ tuổi có thể coi là yếu tố quyết định sự gia tăng của nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Trong đó, độ tuổi chiếm nhiều nhất thường nằm trong khoảng 40 tuổi trở lên. Đặc biệt với độ tuổi 50 nữ giới sẽ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Những người ở độ tuổi 20-30 cũng có khả năng bị mắc bệnh có thể là do hoạt động quá sức gây tổn thương xương khớp sớm hơn so với bình thường. Điều này còn tùy vào tính chất công việc cũng như lối sống sinh hoạt gây ra.
Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa xương khớp
Lớp sụn ở khớp xương bị ăn mòn và thoái hóa, thiếu chất nhờn ở khớp xương điều này tạo nên cơn đau nhức cách dữ dội. Vậy những yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa xương khớp gồm những những nguyên nhân nào.
Do tuổi tác
Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất gây ra bệnh. Vì tuổi càng cao bệnh thoái hóa về xương khớp sẽ càng phát triển mạnh hơn. Và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Tình trạng béo phì
Khi cơ thể bị béo phì sẽ dẫn đến thoái hóa xương khớp, trường hợp này càng nặng hơn ở thoái hóa khớp gối.
Tổn thương do vận động quá nặng
Khi cơ thể hoạt động một cách quá sức, vận động mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp. Khi vận động mạnh ở một thời gian gian khớp sẽ bị tổn thương từ từ và dần chuyển sang thoái hóa xương khớp.
Khớp bị dị tật bẩm sinh
Nếu từ nhỏ người bệnh bị dị tật bẩm sinh về xương khớp thì trong tương lai sẽ dễ bị mắc bệnh thoái hóa xương khớp hơn những người bình thường.
Yếu tố di truyền
Trong gia đình bố hoặc mẹ bị mắc bệnh thì có thể truyền cho những người thân khác trong gia đình. Gần nhất là con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống không lành mạnh
Ăn nhiều đồ thiếu chất dinh dưỡng, vitamin và uống rượu bia nhiều cũng là những nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết người bị thoái hóa xương khớp như thế nào?
Các cơn đau nhức
Triệu chứng rõ rệt nhất để người bệnh có thể dễ nhận biết nhất. Những cơn đau thường xuất hiện âm ỉ và theo từng cơn.
- Nếu người bệnh vận động sẽ bị đau nhiều hơn, mới đầu là như vậy nhưng sau đó khi bệnh đang phát triển thì lúc nghỉ ngơi người bệnh cũng có thể bị đau liên tục và nhiều hơn.
- Đặc biệt khi thời tiết thay đổi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao, áp suất giảm thì những cơn đau nhức do thoái hóa xương khớp gây ra càng nặng nề và nghiêm trọng hơn. Vận động nhẹ nhàng cũng sẽ bị đau nhức nhiều ngày.
Khớp bị cứng lại
Sau khi triệu chứng đau nhức xuất hiện song hành với nó sẽ là khớp bị cứng. tình trạng này sẽ diễn ra nhiều hơn khi thức dậy vào sáng sớm. Khi đó người bệnh sẽ không thể cử động được mà phải nằm nghỉ ngơi hoặc cố gắng cử động nhẹ nhàng trong vòng 20 – 30 phút mới có thể ngồi dậy được. Đang ở giai đoạn nặng thì thoái hóa xương khớp sẽ bị tình trạng này nhiều hơn.
Cử động xuất hiện tiếng kêu
Dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp bị giảm và có triệu chứng bị viêm do thoái hóa xương khớp gây ra khi người bệnh di chuyển hai đầu xương sẽ cọ sát vào nhau chạm tới phần sụn bị tổn thương và đang hao mòn sẽ gây ra những tiếng kêu. Vận động mạnh sẽ khiến chúng càng kêu nhiều hơn và đi kèm với nó là cơn đau nhức dữ dội.
Cơ bị teo, sưng tấy hoặc nghiêm trọng hơn là bị biến dạng
Các cơ bị yếu, mỏng dần và teo đi. Khớp thì bị sưng tấy, đau, hoặc biến dạng là những biểu hiện của bệnh thoái hóa xương khớp.
Những vận động liên quan đến khớp gặp nhiều khó khăn
Không quay cổ được, không cúi sát đất là những động tác mà người bị mắc bệnh thoái hóa xương khớp khó thực hiện được.
Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa xương khớp?
Ai cũng có khả năng bị thoái hóa xương khớp, đó đã là quy luật của tự nhiên. Nhưng vẫn có cách để phòng ngừa và làm giảm quá trình phát triển của bệnh. Vậy những cách phòng ngừa như thế nào là hiệu quả nhất, mọi người tham khảo nhé!
- Sau 40 tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng bồi bổ cho cơ thể để cơ thể không bị thiếu chất. Siêng tập thể dục thể thao, những người lớn tuổi có thể tập dưỡng sinh để xương khớp được dẻo dai và bền bỉ hơn.
- Kiểm soát được cân nặng của chính mình, tránh tình trạng béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương.
- Khi vận động trong sinh hoạt và làm việc cần tránh những động tác nặng, không phù hợp với cơ thể. Không nên thay đổi động tác một cách đột ngột cần nhẹ nhàng và từ từ để các khớp có thể đáp ứng kịp.
- Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu đau nhức về xương khớp cần đến các cơ sở y tế sớm nhất để được tư vấn và đưa ra cách điều trị sớm nhất. Cần được điều trị tận gốc để không có những hối tiếc về sau.
- Cơ thể được thoải mái cả về thể chất và tinh thần. Một hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, tháng hay năm sẽ làm cho cơ thể vượt quá sức. Vì vậy cần điều chỉnh lại và làm cho cơ thể thoải mái hơn, giảm stress để khôi phục năng lượng của bản thân.
Cuộc sống rất bộn bề và con người thì không ngừng phát triển. Tuy nhiên để có một sức khỏe tốt chúng ta cần lắng nghe cơ thể nhiều hơn, quan tâm và thấu hiểu cơ thể chúng ta cần gì, đau gì và muốn gì. Vì vậy những kiến thức về các loại bệnh sẽ rất cần thiết cho mỗi người. Biết bệnh mới biết cơ thể có bị mắc hay không.
Với một số kiến thức chia sẻ trên đây về bệnh thoái hóa xương khớp có thể giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng để có những cách phòng ngừa hợp lý. Từ đó đời sống sức khỏe sẽ được tăng lên và những căn bệnh không đáng có sẽ không xảy ra. Hãy yêu thương bản thân của mình và người thân trong gia đình hơn nhé.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt