Những điều quan trọng về bệnh thoái hoá cột sống cổ mà bạn cần biết

Bệnh thoái hoá cột sống cổ ngày càng tăng một mức đáng báo động, những hậu quả của bệnh là không ít. Nếu thoái hoá đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu và thiếu máu lên não. Tuy nhiên nếu bước vào giai đoạn nặng và không được điều trị kịp thời thì có thể khiến người bệnh bị liệt nửa người vĩnh viễn. 

1. Thông tin chung về bệnh thoái hoá cột sống cổ

Con người có 7 đốt sống cổ (gọi là C1 đến C7), từ đốt C2 trở đi, giữa 2 đốt sống sẽ có các đĩa đệm. Cấu tạo của mỗi đĩa đệm bao gồm nhân nhầy, mâm sụn, vòng sợi và xung quanh các đốt sống cổ sẽ có các gân cơ và dây chằng bám vào. 

Thoái hóa cột sống cổ còn có cách gọi khác là thoái hoá đốt sống cổ, là thuật ngữ chỉ tình trạng hư khớp ở các diện đĩa đệm, cột sống đốt tới dây chằng, các bao hoạt dịch, trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng thoái hoá các đốt sống. 

Bệnh thoái hoá đốt sống cổ là bệnh phổ biến ở tuổi trung niên, nhất là ở người cao tuổi. Bệnh gây ra các biến chứng đau nhức vùng cổ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày. 

Chính vì thế, người đọc phải tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất có thể. 

Bệnh thoái hoá cột sống cổ có nhiều biến chứng

2. Nguyên nhân của bệnh thoái hoá cột sống cổ 

2.1. Thói quen làm việc sai tư thế

Thói quen làm việc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá đốt sống cổ, cụ thể như:

  • Hoạt động, làm việc sai tư thế.
  • Người làm những công việc phải ngửa, cúi nhiều hoặc mang vác nặng trên đầu lâu ngày. 
  • Những công việc sử dụng máy tính nhiều, khiến người làm việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động đi lại nhiều gây ra vôi hoá cột sống, thoái hoá cột sống cổ và gai cột sống.
  • Vị trí ngồi thấp hơn nhiều so với bàn làm việc cũng khiến vùng gáy và vùng cổ không được hoạt động thường xuyên.
Hoạt động, làm việc sai tư thế là nguyên nhân

2.2. Do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt 

Bên cạnh đó, nguyên nhân của thoái hoá cột sống cổ còn đến từ chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt như:

  • Ăn uống thiếu chất, không đủ lượng magie, vitamin và hàm lượng canxi cho cơ thể. 
  • Thói quen sinh hoạt như: gối đầu quá cao khi ngủ, cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều hay là việc hay mang vác vật nặng trên cổ. 
  • Giữ nguyên một tư thế khi ngủ, không có chuyển mình nhiều. 
  • Sử dụng gối không phù hợp (quá cứng hoặc quá mềm).

2.3. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong cột sống khiến cho xương và sụn dần bị thoái hoá, bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: xuất hiện các vết nứt gây chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh.
  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng chính làm giảm sức ép cũng các đốt sống cổ. Theo thời gian, các đĩa đệm của cột sống cổ sẽ dần co và khô lại. 
  • Xương: Thoái hoá đĩa đệm sẽ làm cho cột sống tăng sinh xương để củng cố, đôi khi những gai xương này gây sự chèn ép vào các rễ thần kinh.
  • Xơ hoá dây chằng: Tuổi cao khiến cho dây chằng bị xơ hoá và cổ hoạt động kém linh hoạt hơn.

3. Bệnh thoái hoá cột sống cổ có những triệu chứng gì?

Trong thời gian dài ban đầu, thường thì đa số các trường hợp bị bị thoái hoá đốt sống cổ sẽ không có biểu hiện hay triệu chứng gì đặc biệt. 

Sau dần sẽ có các triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác mỏi, đau nhức và vận động khó khăn ở cùng cổ. Những triệu chứng chung như:

  • Khi thực hiện các động tác ở cổ sẽ có cảm giác đau và vướng, đôi khi còn bị vẹo cổ.
  • Đau lan ra tai, cổ sau đó tới vùng đầu, gây nhức đầu ở các vùng trán, vùng chẩm và đau bắt đầu từ gáy lan ra bả vai, cánh tay.
  • Có một vài trường hợp, cánh tay và bàn tay bị tê liệt, mất cảm giác.
  • Một số trường hợp khi gặp thời tiết lạnh, cùng với nằm lâu một tư thế vào ban đêm, sáng hôm qua cổ sẽ có cảm giác bị cứng. Cổ cứng rất khó xoay đầu sang phải hoặc sang trái theo ý muốn, bên cạnh đó, còn đi kèm với các cơn ho và hắt hơi.
  • Dấu hiệu Lhermitte: là triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sống cổ đa xơ cứng, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu như có luồng điện chạy từ cổ xuống xương sống, tay và chân. Triệu chứng này mạnh hơn khi cúi cổ về phía trước.
Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác mỏi, đau nhức

4. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá cột sống cổ 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hoá đốt sống cổ là:

  • Tuổi tác: Những người cao tuổi rất dễ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Theo nghiên cứu thì độ tuổi trung niên (40 đến 50 tuổi) thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Bởi vì theo thời gian quá trình lão hoá các thân đốt, các liên đốt hoạt động kém. 
  • Nghề nghiệp: Những người làm việc đòi hỏi phải cúi, cử động nhiều ở vùng cổ hoặc làm liên tục không ngừng nghỉ như người đi cấy, thơ sơn trần, diễn viên xiếc, thợ cắt tóc và nha sĩ. 

Bên cạnh là bệnh cũng rất phổ biến ở giới văn phòng khi tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi yên một chỗ lâu, ít nghỉ ngơi và ít vận động.

  • Chấn thương cổ: Những trường hợp bị chấn thương cổ cũng làm tăng nguy cơ gặp phải bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
  • Yếu tố di truyền: Ba mẹ bị mắc bệnh này thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn hẳn so với những người bình thường.
Những người cao tuổi rất dễ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ

5. Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá cột sống cổ 

Dựa vào thông tin ở trên mới thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh xuất phát từ thói quen sinh hoạt và làm việc, chính vì thế cách phòng ngừa là:

  • Thường xuyên thực hiện việc xoa bóp, massage cho vùng cổ, làm việc và học tập vừa phải. Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp để giảm thiểu áp lực lên vùng đốt sống cổ. 
  • Những người làm văn phòng, làm việc nhiều với máy tính, cần thay đổi thói quen làm việc như tập luyện những động tác đơn giản, nghỉ ngơi nhiều hơn, không ngồi yên làm việc trên máy tính quá lâu và nên có một chế độ ăn uống khoa học. 
  • Chú ý độ cao của bàn làm việc so với chiều cao của người sử dụng, không được ngồi quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, máy vi tính làm việc nên có màn hình tối thiểu khoảng từ 17 inch trở lên để vùng cơ cổ không bị mỏi. 
  • Luôn giữ thẳng lưng cùng với việc giữ 2 tay ngang bằng khi làm việc. 
  • Điều chỉnh ghế để hai cẳng tay song song với mặt sàn. 
  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngủ, không nên nằm một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ gây ra vẹo cổ. Cũng không nên nằm sấp bởi sẽ khiến cho cổ bị gập xuống và tránh nằm gối đầu quá cao sẽ rất dễ bị thoái hoá cột sống cổ
  • Người bệnh không được vặn hoặc ấn cổ vì rất dễ xảy ra hiện tượng “gãy” hoặc trật khớp đốt sống cổ, gây ra liệt tứ chi. 
Thường xuyên thực hiện việc xoa bóp, massage cho vùng cổ

6. Lời kết

Nói tóm lại, bệnh thoái hoá cột sống cổ là một loại bệnh mà chúng ta không thể xem nhẹ, những biến chứng của nó đem đến cho người bệnh là vô cùng to lớn, vì vậy để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân của bệnh. Theo bài viết trên thì nguyên nhân chính của bệnh thoái hoá đốt sống cổ là thói quen làm việc và sinh hoạt. Chính vì thế, bạn phải chú ý vào điểm này để có thể đưa ra những biện pháp nhằm thay đổi tích cực thói quen làm việc của mình nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7