Những hướng điều trị mới nhất cho bệnh nhân bị thoái hóa lưng
Cột sống là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể, nhờ cột sống khoẻ mạnh mà con người mới có thể vận động và sinh hoạt bình thường. Tuy vậy do nhiều yếu tố tác động đến cơ thể mà dần dần cột sống bị tổn thương. Một trong những bệnh lý về cột sống phổ biến hiện nay là thoái hoá cột sống thắt lưng hay là thoái hóa lưng. Cùng tìm hiểu về bệnh trong bài viết này nhé!!
Nội dung bài viết
1. Thông tin cơ bản về thoái hóa lưng (thoái hoá cột sống thắt lưng)
Thoái hoá cột sống thắt lưng hay còn gọi là thoái hóa lưng là một loại bệnh mãn tính phát triển từ từ tăng dần gây đau, khó khăn trong vận động và gây ra biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện sưng viêm.
Bên cạnh đó, bệnh gây ra tình trạng thoái hoá đĩa đệm cột sống, sụn khớp kết hợp với sự biến đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Bệnh thoái hoá cột sống lưng gây ảnh hưởng ở những phần khác nhau của cột sống:
- Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng nhiều đến phần lưng dưới.
- Phần giữa cột sống bị ảnh hưởng bởi gai cột sống ngực.
- Những phần ngạnh của khớp xương nhô ra thì ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa lưng
Những yếu tố được cho ra ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa lưng phải kể đến là:
- Quá trình lão hoá: theo thời gian, tình trạng bào mòn sụn khớp diễn ra nhiều.
- Thói quen sinh hoạt: Nằm ngủ sai tư thế, ngồi lâu một chỗ.
- Thiếu chất: Cơ thể thường xuyên không được cung cấp đủ các chất như magie, canxi, vitamin,… trong thời gian dài sẽ khiến cho cột sống dễ bị bào mòn, giảm khả năng tái tạo sụn khớp và khả năng mắc bệnh thoái hoá cũng cao hơn.
- Lười vận động: Việc lười vận động khiến cho máu khó lưu thông, vì thế không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cột sống, lâu dần dẫn đến tình trạng bị co cứng, xương khớp cũng kém linh hoạt.
- Tính chất công việc: Với những người thường phải lao động nặng, hay mang vác nặng, sai tư thế trong thời gian lâu và tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng gây ra tổn thương sụn khớp, đồng thời xơ cứng dây chằng bao khớp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa lưng.
- Yếu tố di truyền: Rất nhiều trường hợp do bẩm sinh từ nhỏ được sinh ra được có cấu trúc cột sống yếu, vì thế sẽ có khả năng bị thoái hoá cao bởi các yếu tố nội và ngoại sinh tác động.
Như vậy, quá trình thoái hoá cột sống thắt lưng của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc nhiều vào lối sống và cơ đĩa của mỗi người.
Với những người có thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh thì hiện tượng thoái hoá sẽ rõ rệt khi đến khoảng 50 – 60 tuổi.
Hiện nay thì bệnh thoái hóa lưng đã có xu hướng trẻ hoá, độ tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao theo nghiên cứu nằm ở khoảng 35 – 40 tuổi.
3. Triệu chứng của bệnh
Bệnh thoái hóa lưng thường đem đến những triệu chứng sau đây:
- Đôi khi người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, lúc thì sẽ âm ỉ, đột ngột. Những cơn đau này sẽ ảnh hưởng không ít, gây ra khó khăn trong quá trình vận động của người bệnh. Thông thường đau sẽ tăng nhiều khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Những cơn đau của bệnh thoái hóa lưng thường sẽ tập trung ở vùng lưng dưới, dần sau đó sẽ lan xuống mông cùng với hai chân, vì thế khả năng đứng, ngồi và cúi rất bị hạn chế.
- Bệnh nhân đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng co cứng cơ ở cột sống.
- Cảm giác đau nhức, dáng đi không bình thường, xuất hiện tình trạng còng và vẹo lưng.
- Đau nhiều ở vùng cột sống thắt lưng, sẽ rất khó khăn để vận động và cúi xuống.
- Khi bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng thì ngoài những cơn đau liên tục, người bệnh còn có khả năng bị tê liệt chân gây khó khăn trong vận động và di duyển.
4. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa lưng
- Chú ý chế độ dinh dưỡng: Để giảm thiểu cũng như phòng ngừa bệnh thoái hoá, chúng ta phải cực kỳ chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega 3 và vitamin D để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi: Với những người làm việc văn phòng thường xuyên ngồi lâu một chỗ cần chú ý dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Còn với những đối tượng lao động chân tay, thường mang vác nặng thì chú ý không mang vác nặng, sai tư thế.
Ngoài ra thì người bệnh thoái hoá cột sống lưng nên tránh các đồ uống có cồn và các loại chất kích thích vì sẽ không tốt cho xương khớp và quá trình điều trị bệnh.
- Chế độ tập luyện: Để có được hệ xương khớp khỏe mạnh và phòng tránh được bệnh thoái hóa lưng, nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Những bộ môn thể thao thích hợp nhất là: đi bộ, yoga và bơi lội,…
5. Hướng điều trị bệnh thoái hóa lưng (thoái hoá cột sống thắt lưng)
Nguyên tắc của việc điều trị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng:
- Sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ cùng với thuốc chống thoái hoá chậm để điều trị các triệu chứng của bệnh.
- Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các biện pháp như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Với những trường hợp xuất hiện tình trạng chèn ép rễ thần kinh nghiêm trọng sẽ được chỉ định ngoại khoa.
5.1. Điều trị nội khoa
Thuốc giảm đa được kê theo bậc thang giảm đau của WHO:
- Bậc 1: Paracetamol 500mg, liều lượng không quá 4g/ngày. Uống 4 đến 6 lần/ngày.
- Bậc 2: Paracetamol đi kèm với codein và tramadol: Efferalgan-codein 2 – 4 viên/ngày, Ultracet 2 – 4 viên/ngày.
- Bậc 3: Opiat và dẫn xuất của opiat.
Thuốc chống viêm không steroid:
Chú ý bệnh nhân không được tự ý kết hợp thuốc trong nhóm vì sẽ có những tác hại cho cơ thể. Sử dụng 1 trong những loại thuốc sau:
- Diclofenac viên 25mg, 50mg, 75mg: liều dùng 50 – 150mg/ ngày, dùng ngay sau khi ăn no. Với những bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều có thể dùng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày khoảng 2 – 3 ngày đầu.
- Etoricoxib viên 60mg, 90mg, 120mg: liều 1 viên/ ngày. Những bệnh lý bị bệnh lý về tim cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Meloxicam 7,5mg: liều 2 viên/ngày, dùng ngay sau khi ăn nó. Nếu bệnh nhân đau nhiều, có thể thay thế bằng dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày khoảng 2 – 3 ngày đầu.
- Celecoxib 200mg: dùng 1 – 2 viên/ngày, ngay sau khi ăn no. Những bệnh nhân cao tuổi và người có bệnh tim mạch cần thận trọng khi sử dụng.
- Piroxicam: dùng 1 viên/ngày, ngay sau khi ăn no. Nếu bệnh nhân đau nhiều, có thể thay thế bằng dạng ống tiêm bắp 20mg/ngày khoảng 2 – 3 ngày đầu.
Thuốc giãn cơ: tolperisone (viên 50mg, 150mg): liều dùng 2 – 6 viên/ngày hoặc eperisone (viên 50mg): liều 3 viên/ngày.
Thuốc chống thoái hoá chậm:
- Chondroitin sulfat và glucosamine sulfate dùng trong nhiều năm và cách uống trước khi ăn 15 phút.
- Thuốc ức chế IL1 diacerein 50mg: 1 – 2 viên /ngày. Muốn đặt hiệu quả cao cần sử dụng trong nhiều năm.
Lưu ý: không tự ý dùng thuốc mà phải theo chỉ định của bác sĩ.
5.2. Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh thoái hóa lưng sẽ kết hợp với các bài tập thể dục, chườm nóng, xoa bóp, chiếu hồng ngoại hay dùng liệu pháp bùn nóng, suối khoáng để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
5.3. Điều trị ngoại khoa
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xương khớp, bệnh nhân chỉ được chỉ định điều trị ngoại khoa khi đã trải qua các phương pháp bảo tồn nhưng vẫn không có hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa là phương pháp cuối cùng và hữu hiệu nhất để giúp bệnh nhân giảm thiểu cơn đau, phục hồi khả năng vận động.
Tuy vậy thì không phải ai cũng có thể phẫu thuật để chữa thoái hóa lưng được, mà chỉ những trường hợp sau đây mới có thể tiến hành phẫu thuật:
- Xuất hiện tình trạng chèn ép tủy sống, ống sống.
- Cột sống bị biến dạng cùng với viêm cột sống dính khớp.
- Tình trạng đau nhức liên tục tuy đã trải qua việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn.
- Xuất hiện tình trạng rễ thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại, vận động.
Như vậy, với những người bình thường chưa xuất hiện các triệu chứng thì nên chú ý thói quen sinh hoạt và làm việc kết hợp với chế độ dinh dưỡng để có được cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh được bệnh thoái hóa lưng. Những bệnh nhân nếu đã mắc bệnh này thì cũng không nên quá lo lắng vì với kỹ thuật y tế tiên tiến như hiện nay thì việc điều trị bệnh không phải là vấn đề quá khó.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt