Những phương pháp điều trị khô khớp cổ chân phổ biến hiện nay

Khô khớp cổ chân gây những cơn đau nhức, khó chịu cho người mắc. Nếu không được xử lý sớm, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất khả năng đi lại. Những thông tin dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn một số phương pháp điều trị chứng cổ chân bị khô khớp được đánh giá cao và tin dùng hiện nay.

1. Những phương pháp điều trị khô khớp cổ chân

Khớp cổ chân bị khô là tình trạng khớp phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi di chuyển, thậm chí có khi còn gây tê cứng, sưng nóng hoặc đau, đỏ khớp. Nếu kéo dài sẽ khiến bạn khó chịu, cảm thấy mệt mỏi, thậm chí gây ra biến chứng teo cơ, mòn khớp, mất khả năng vận động…

Khô khớp cổ chân gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

Do đó, việc điều trị khớp cổ chân bị khô cần được thực hiện sớm để giảm biến chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng hiện nay để chữa khô khớp cổ chân, mời các bạn cùng tham khảo.

1.1. Điều trị khô khớp bằng y học hiện đại

Điều trị khô khớp bằng y học hiện đại với cơ chế là nhằm tăng cường chất dịch để bôi trơn khớp, giúp các sụn khớp được tăng cường khả năng tái tạo. Đồng thời, triệu chứng sưng đau được cải thiện, ổn định dần khả năng vận động của người bệnh. Do đó, Tây y thường chỉ định các loại thuốc và thực phẩm bổ sung sau để điều trị khô khớp:

1.1.1. Bổ sung Glucosamine

Để đảm bảo mật độ xương và sự dẻo dai của mô sụn được duy trì thì không thể thiếu chất nội sinh Glucosamine. Thế nhưng, lượng Glucosamine sẽ giảm theo tuổi tác, dẫn đến tình trạng sụn khớp bị thoái hóa và khô.

Với những người bị khô khớp cổ chân sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung Glucosamine. Khi bổ sung chất này sẽ giúp các dịch nhờn ở khớp được kích thích sản sinh, bảo vệ sụn khớp và đầu xương tốt hơn. Vì vậy, giúp các khớp linh hoạt hơn, giảm đau nhức và ngăn ngừa lão hóa, mang lại sự vận động linh hoạt cho khớp cổ chân.

1.1.2. Các thuốc điều trị triệu chứng do khô khớp gây ra

Khô khớp thường gây ra các triệu chứng điển hình là đau nhức, sưng viêm. Vì thế, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc Tây nhằm giảm triệu chứng, giúp người bệnh thoải mái và hỗ trợ vận động hiệu quả hơn. Những loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol

Loại thuốc này có tác dụng giúp vùng khớp cổ chân giảm đau, giảm nóng đỏ. Đây là loại thuốc giảm đau không kê theo toa được đánh giá là khá an toàn và phù hợp với hầu hết những người bệnh trưởng thành, kể cả người cao tuổi cũng sử dụng được.

Paracetamol có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau do khô khớp cổ chân
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)

Một số loại thuốc thường được chỉ định là Meloxicam, Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,… với tác dụng giảm sưng viêm, cải thiện các cơn đau hiệu quả. 

Tuy nhiên, thuốc này chỉ được chỉ định khi sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol không mang lại hiệu quả. Tùy từng mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc dạng bôi hoặc thuốc uống.

1.1.3. Sử dụng thuốc Corticoid trong điều trị khô khớp cổ chân

Khi tình trạng khớp cổ chân bị khô nặng và các loại thuốc trên không mang lại tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tiêm Corticoid. Corticoid là nhóm thuốc với tác dụng kháng viêm mạnh, với các loại thuốc thường dùng như triamcinolone, methylprednisolone, prednisolone…

1.1.4. Tiêm Acid hyaluronic

Acid hyaluronic có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn dịch khớp, bảo vệ trực tiếp khớp khỏi tình trạng bị khô, sưng đau. Khi tiêm loại axit này sẽ có tác dụng nhanh trong việc giảm đau. Thế nhưng, khu vực tiêm xung quanh có thể bị đau.

Acid hyaluronic được sử dụng để giảm đau nhanh cho người bệnh

Ưu điểm: Thuốc Tây trị khô khớp cổ chân sẽ cho tác dụng nhanh và chỉ sau thời gian ngắn sử dụng đã cảm nhận được hiệu quả nhất định.

Nhược điểm: Thuốc Tây thường gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, đặc biệt ảnh hưởng đến dạ dày nếu sử dụng bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Do đó, việc dùng thuốc phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ cả về liều lượng lẫn liệu trình và thời gian sử dụng.

1.2. Chữa khô khớp cổ chân bằng y học cổ truyền

Đông y chữa khô khớp bằng các vị thuốc quý từ thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo tính an toàn. Đặc biêt, các vị thuốc với cơ chế bồi bổ cơ thể, tăng cường vận động và tác dụng trực tiếp vào khớp gối. Vì thế, mặc dù hiệu quả chậm nhưng kết quả lâu dài, ít tái phát trở lại.

Thuốc Đông y sẽ điều trị dựa vào nguyên nhân, cơ chế gây bệnh cũng như triệu chứng. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

1.2.1. Bài thuốc số 1: Tam tý thang

Bài thuốc này áp dụng cho những thể Phong hàn thấp tý kiêm khí huyết hư.

Các vị thuốc cần chuẩn bị:

  • Đỗ trọng, Bạch linh, Ngưu tất, Xuyên Khung: Mỗi vị thuốc 10g
  • Tục đoạn, Phòng phong, Hoàng kỳ, Sinh địa, Tần giao, Độc hoạt: Mỗi vị thuốc 12g
  • Đương quy, Đẳng sâm, Bạch thược: Mỗi vị thuốc 16g
  • 6g Quế chi.
  • 8g Tế tân.
  • 5g Cam Thảo.
  • 3 lát Sinh khương.

Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc lấy nước để uống. Mỗi ngày 1 thang và uống làm 2 lần/ngày.

1.2.2. Bài thuốc số 2: Quyên tý thang gia giảm

Bài thuốc này trị khô khớp cổ chân cho thể Phong hàn thấp tý với triệu chứng của bệnh là vùng khớp tổn thương bị nóng rát, đau nhức.

Tác dụng của bài thuốc là trừ thấp, khu phong tán hàn, thông kinh lạc.

Các vị thuốc cần chuẩn bị:

  • Khương hoạt, Quế chi, Tần giao, Đương quy, Xuyên khung: Mỗi vị 12g
  • Hải phong đằng, Tang chi, Kê huyết đằng: Mỗi vị 30g
  • 13g Độc hoạt.
  • 8g Nhũ hương
  • 4g Cam thảo
  • 6g Mộc hương

Cách dùng: Sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày 1 tháng, chia thuốc uống 2 lần/ngày.

1.2.3. Bài thuốc số 3: Độc hoạt tang ký sinh thang

Bài thuốc này dùng để điều trị đối với thể Phong hàn thấp tý thêm huyết hư với triệu chứng của bệnh là vùng khớp sưng đỏ, đau nhức, đặc biệt đau nhiều về đêm.

Phép điều trị của bài thuốc là ích can thận, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, khu phong tán hàn.

Các vị thuốc cần chuẩn bị:

  • Độc hoạt, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Phòng phong: Mỗi vị thuốc 12g
  • Ngưu tất, Phục linh, Tần giao, Xuyên khung: Mỗi vị thuốc 10g.
  • 6g Quế chi.
  • 4g Cam thảo.
  • Đẳng Sâm, Bạch Thược, Đương Quy, Thục địa: Mỗi vị thuốc 16g.

Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc lấy mỗi ngày 1 thang, uống mỗi ngày 2 lần.

2. Những lưu ý khi điều trị khô khớp cổ chân

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị cổ chân bị khô khớp thì các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để gia tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn:

  • Đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và các loại thuốc điều trị phù hợp.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng, vừa sức hàng ngày như đi bộ, đạp xe, yoga, đi bơi… để cải thiện tình trạng khô khớp.
  • Chú ý bổ sung các dưỡng chất có lợi cho việc bôi trơn sụn khớp như sinh tố bơ, canh xương ống, đậu bắp, cá hồi…

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn tìm hiểu được những phương pháp phổ biến hiện nay trong việc điều trị khô khớp cổ chân. Hãy uân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để khớp cổ chân ổn định vận động, đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7