Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Một dạng viêm khớp phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn ở nữ giới hiện nay là viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những phương pháp điều trị bệnh phổ biến giúp kiểm soát hiệu quả, an toàn được nhiều người lựa chọn.
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính gây ra những triệu chứng đau nhức, khó chịu tại khớp, gây ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh kéo dài, các cơn đau buốt sẽ càng gia tăng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Giảm khả năng vận động
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Khiến nữ giới khó mang thai
- …
Vì thế, ngay khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ, cơ địa để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nội dung bài viết
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Thuốc Tây có tác dụng là giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng chỉ sau một đến vài lần sử dụng. Đồng thời, chúng ngăn ngừa sự tấn công đến các sụn khớp, cơ quan khác bởi các yếu tố gây bệnh, giúp hạn chế biến chứng xuất hiện.
Các loại thuốc Tây thông thường được dùng để điều trị bệnh bao gồm:
1.1. Thuốc giảm đau thông thường
Nhóm thuốc này như đúng tên gọi sẽ có tác dụng giảm đau cho người bệnh tại các khớp bị viêm. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và vận động được tốt hơn.
Một số loại thuốc giảm đau thường được chỉ định là Paracetamol, Aspirin, Codein, Efferalgan… Tùy từng mức độ đau mà có thể sử dụng riêng lẻ từ loại hoặc kết hợp hai hay vài loại thuốc với nhau.
1.2. Thuốc chống thấp khớp
Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Đồng thời, chúng làm giảm và ngăn ngừa đến mức thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra. Các loại thuốc thường thấy thuộc nhóm này là Hydroxychloroquine, Leflunomide,,…
1.3. Thuốc kháng viêm không Steroid
Một số loại thuốc kháng viêm thường được chỉ định để điều trị bệnh là Meloxicam, Etoricoxib, Celecoxib… Thuốc có tác dụng giúp các khớp giảm sưng viêm. Nhờ đó, cơn đau cũng được cải thiện và mang lại cho người bệnh sự ổn định trong hoạt động, sinh hoạt.
1.4. Thuốc chống viêm Steroid
Đây là thuốc kháng viêm mạnh nên chỉ được chỉ định trong các đợt cấp, viêm khớp tiến triển nặng. Một số thuốc kháng viêm Steroid thường được dùng là: betamethasone, dexamethasone, hydrocortisone, prednisone, clobetasone, budesonide… Tùy từng mức độ viêm tại các khớp và các biến chứng kèm theo, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc ở dạng đường uống, đường bôi hay đường tiêm…
1.5. Thuốc sinh học ức chế tế bào T hoặc B
Nếu sử dụng các loại thuốc trên không đạt hiệu quả cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm loại thuốc sinh học ức chế tế bào T hoặc B. Một số thuốc thuộc nhóm này là: Rituxan (Rituximab), Enbrel (Etanercept), Humira (Adalimumab),… Những loại thuốc này sẽ được sử dụng thông qua tiêm tĩnh mạch.
Lưu ý: Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng tác dụng phụ cũng rất nhiều. Do đó, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, liệu trình, thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
2. Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Vật lý trị liệu có tác dụng giúp các chức năng của khớp dần phục hồi và những tổn thương bên trong các cơ quan cũng dần được làm lành. Phương pháp này tác động từ bên ngoài nên được đánh giá là an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Thực hiện đúng cách và thường xuyên sẽ giúp kiểm soát, đẩy lùi bệnh hiệu quả, tác động tốt tới hệ xương khớp cũng như toàn cơ thể.
Dưới đây là những phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng để điều trị bệnh:
2.1. Xoa bóp, bấm huyệt
Phương pháp này sẽ giúp kinh mạch được đả thông, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, các khớp được giải tỏa áp lực. Đồng thời, triệu chứng đau nhức khớp, cơ, tê bì chân tay, cứng khớp sẽ được cải thiện hoàn toàn nếu như áp dụng đúng cách và khoa học.
2.2. Giác hơi
Phương pháp này là sự tác động từ ngoài vào trong bằng nhiệt mà không cần phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn nên không gây đau nhức, khó chịu. Hiệu quả mà giác hơi mang lại được đánh giá cao. Phương pháp này giúp máu hoạt động ổn định nhằm đảm bảo các cơ quan được tiếp nhận đầy đủ oxy, các dưỡng chất. Vì thế, quá trình phục hồi tại các khớp, cơ quan đạt hiệu quả cao.
2.3. Những bài tập trị liệu
Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí các khớp bị viêm, tổn thương để lựa chọn bài tập trị liệu phù hợp nhằm đảm bảo chức năng vận động được phục hồi. Tuy nhiên, dù áp dụng bài tập nào cũng cần phải có hướng dẫn, giám sát của bác sĩ hay chuyên gia để đảm bảo sự chính xác, an toàn.
3. Phương pháp phẫu thuật trong điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Khi viêm khớp chuyển biến nặng và xuất hiện biến chứng trên khớp thì phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc nhằm giúp khả năng vận động của người bệnh được duy trì ổn định. Tùy từng mức độ bệnh, tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo hay phẫu thuật gân hoặc khớp.
Trong trường hợp, tổn thương khớp đã xâm lấn và ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của những cơ quan khác thì phẫu thuật cải thiện sẽ được các bác sĩ hội chẩn, cân nhắc.
Phẫu thuật mặc dù có thể mang lại hiệu quả cao nhưng các biến chứng trong quá trình thực hiện không phải là không có. Đặc biệt, sau phẫu thuật, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập hợp lý để tránh bệnh tái phát.
4. Một số biện pháp khác hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Để giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả, người bệnh nên áp dụng những biện pháp hữu ích sau:
4.1. Chăm sóc, bảo vệ khớp và tạo thói quen sinh hoạt điều độ
- Xoa bóp khớp thường xuyên bằng các tinh dầu nóng chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên để làm nóng khớp. Nhờ đó, các triệu chứng cứng khớp, tê bì chân tay sẽ được cải thiện.
- Sử dụng nước ấm để tắm sẽ giúp các áp lực trên khớp được giải tỏa, cơ thể được thư giãn thả lỏng. Đồng thời, lưu thông khí huyết cũng sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nhờ vậy, những biến chứng của bệnh sẽ được hạn chế.
- Luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ hàng ngày nhằm hỗ trợ vận động và kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt hơn.
- Tránh thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Giữ ấm cho cơ thể mỗi khi trời trở lạnh hay ra ngoài.
4.2. Lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày
- Hạn chế thịt đỏ, ưu tiên các loại thịt trắng.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Kali, omega 3 cùng những vitamin, dưỡng chất khác.
- Tăng cường rau củ, thực phẩm để bổ sung nhiều chất xơ hơn.
- Duy trì uống đủ mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn, đồ muối chua, nội tạng động vật.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và thực hiện ăn uống điều độ, khoa học.
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm là cực kì quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động khoa học, lành mạnh để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt