Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc xương khớp
Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc dinh dưỡng và tập luyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy lui các triệu chứng bệnh. Nắm rõ những điều nên và không nên khi chăm sóc xương khớp sẽ giúp người bệnh chủ động hơn, quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Thói quen sử dụng thuốc bất hợp lý và những hệ lụy
Người Việt ta có câu “Có bệnh thì vái tứ phương” ám chỉ tâm lý chung của bất cứ ai khi mắc bệnh dù nặng hay nhẹ. Hễ ai mách gì là họ sẵn sàng làm theo mà không bận tâm xem thực tế có thực sự hiệu quả và đủ an toàn hay không. Rất nhiều người chỉ cần đau mỏi, khó chịu là ra ngay hiệu thuốc để dược sỹ kê đơn. Không ít người lại luôn sử dụng đơn thuốc cũ để điều trị cho tất cả bệnh tái phát, nhiều bệnh nhân lại chỉ “chuộng” dùng Tân dược để chữa bệnh vì nó giảm đau nhức nhanh, không cần biết tác dụng phụ về sau.
Theo nhận định của các bác sĩ, hiện có mấy nhóm thuốc chống viêm, giảm đau chính có mặt trên thị trường nhưng không có nhóm nào không có tác dụng phụ. Nhóm thuốc giảm đau Paracetamon là loại phổ biến nhất. Chỉ cần hôm nay, bạn dùng 2 viên loại 500mg thì tình trạng đau, nhức sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, hôm sau đi xét nghiệm máu, chắc chắn men gan sẽ tăng lên rất nhiều.
Một số thuốc giảm đau còn khiến người dùng bị đầy bụng, khó chịu, không muốn ăn… Đặc biệt, là nhóm thuốc có chứa Corticoid còn khiến bệnh nhân dễ nhiễm lao, mắc bệnh tiểu đường, loãng xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng huyết áp…
Rất nhiều sản phẩm dạng viên nang, cao lỏng, thuốc sắc… được quảng cáo hoàn toàn làm từ cây cỏ, thảo dược giúp giảm đau xương khớp nhanh, không gây tác dụng phụ. Thế nhưng, nguyên liệu, chất lượng, thành phần thì mập mờ, không hề có bất kỳ chứng nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền, không có cơ sở nghiên cứu lâm sàng, thiếu chứng cứ khoa học và các giấy phép về sản xuất, lưu hành, phân phối…
Nếu dùng thường xuyên các sản phẩm đội lốt Đông y kém chất lượng, bệnh không những không được chữa đúng căn nguyên, mà còn gây ra vô số biến chứng, tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bệnh lý xương khớp thường diễn biến âm thầm qua nhiều năm, do đó việc điều trị và chăm sóc xương khớp cũng cần có thời gian và quá trình lâu dài. Người bệnh không nên hấp tấp lựa chọn các sản phẩm trôi nổi trên thị trường, tránh “tiền mất tật mang”.
Sử dụng sản phẩm chất lượng và uy tín để chăm sóc xương khớp
Trước thực trạng này, theo các chuyên gia hàng đầu về xương khớp cho rằng việc có được một sản phẩm chất lượng, uy tín là vấn đề tiên quyết để giúp trị bệnh triệt để và hiệu quả nhất. Thế nên những người mới mắc bệnh có thể dùng các loại thuốc kháng sinh theo đơn bác sĩ chuyên khoa. Nhưng nếu đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh nhân buộc phải ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chữa trị dài ngày để trị đúng nguyên nhân, tận gốc và hoàn toàn tránh được các tác dụng phụ cho các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể như dạ dày, gan, thận…
Bên cạnh dùng đúng sản phẩm hỗ trợ điều trị để chăm sóc xương khớp, người bệnh cần kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe, đi bộ từ 20 – 30 phút/ngày. Đồng thời, nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất có trong trứng, sữa, tôm, cua, các loại quả chín và rau có màu xanh đậm hoặc màu vàng… nhằm giúp ổn định sức khỏe, mau khỏi bệnh và hạn chế bệnh tái phát
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt