Thay sụn khớp gối và những thông tin quan trọng bạn cần biết
Khớp gối là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong việc di chuyển của con người. Những người mắc bệnh về khớp gối thường rất khó chịu và không thể đi lại như người bình thường được. Chính vì thế, việc thay sụn khớp gối để người bệnh khôi phục khả năng đi lại, vận động và giảm đau đớn là phương pháp lâu dài.
Nội dung bài viết
1. Thay sụn khớp gối là gì?
Thay sụn khớp gối là sử dụng khớp giả thay cho khớp thật thông qua phương pháp phẫu thuật chỉnh hình khi sụn thật bị mài mòn hoặc gây tổn thương cho cơ thể.
Người bệnh có vấn đề về khớp gối luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn, đặc biệt là khi di chuyển làm tăng lực ma sát với các xương ở đầu gối. Trong khi đó, việc dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thì, trong thời gian ngắn. Vì thế, người bệnh cần được thay sụn khớp gối để khắc phục lâu dài.
2. Thay sụn khớp gối được thực hiện trong những trường hợp nào?
Những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định thay sụn khớp khối để cải thiện khả năng vận động và giảm đau nhức:
2.1. Viêm xương khớp, thoái hóa khớp gối
Bệnh xuất hiện chủ yếu do quá trình lão hóa của tuổi tác, khiến cho xương của khớp gối bị bào mòn, thậm chí gây viêm khớp. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, viêm xương khớp, thoái hóa khớp gối đã có dấu hiệu trẻ hóa do công việc, thói quen của con người. Tùy thuộc vào tình trạng viêm mà người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau có cường độ khác nhau.
2.2. Tổn thương sụn khớp gối sau chấn thương
Trường hợp chấn thương vùng gối nghiêm trọng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Các dây chằng bị rách hoặc tổn thương xương cũng khiến cho sụn khớp bị ảnh hưởng đáng kể.
2.3. Viêm khớp dạng thấp
Lớp màng của khớp gối bị viêm trong thời gian kéo dài sẽ làm cho sụn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể không có phác đồ điều trị kịp thời còn khiến người bệnh bị cứng khớp, gây khó khăn cho việc di chuyển. Do đó, việc thay sụn khớp gối là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo sức khỏe và giúp cho người bệnh có thể vận động và hoạt động bình thường.
3. Khi nào nên tiến hành thay sụn khớp gối?
Phẫu thuật thay sụn khớp là biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe trong một số trường hợp sau:
- Cơn đau đầu gối kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ và luôn thấy khó chịu mặc dù đau không quá nghiêm trọng.
- Người bệnh gặp phải tình trạng cứng khớp trầm trọng ,khiến cho việc thực hiện các hoạt động bình thường gặp khó khăn như đi bộ, lên xuống xe, leo cầu thang…
- Cơn đau dai dẳng cả trong lúc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng không tốt tới thần kinh, giảm khả năng làm việc.
- Người bệnh có khớp gối bị biến dạng do tai nạn cũng cần phẫu thuật thay sụn khớp.
- Người bệnh bị viêm khớp gối mãn tính mặc dù đã điều trị kéo dài mà tình trạng không thuyên giảm.
4. Phẫu thuật thay sụn khớp gối có mấy loại?
Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thay sụn khớp gối một phần hay hoàn toàn. Cụ thể:
4.1. Thay sụn khớp gối một phần
Trường hợp có thể thay sụn khớp gối một phần thường gặp khi người bệnh chỉ cần thay khớp gối ở một bên. Khi đó, việc điều trị và phục hồi sau mổ thường đơn giản, dễ dàng hơn do loại bỏ số lượng xương ít hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này không được lâu dài như thay toàn bộ.
Ưu thế khi thay thế một phần sụn khớp gối là khả năng hồi phục nhanh chóng, không có biến chứng sau mổ bởi vết mổ nhỏ.
4.2. Thay sụn khớp gối hoàn toàn
Ở trường hợp này, người bệnh sẽ được thay thế cả hai bên khớp gối. Mất khoảng 1 – 3 giờ cho quá trình phẫu thuật, nhưng hiệu quả sau mổ cao. Người bệnh có thể di chuyển dễ dàng mà cũng không còn cảm giác đau nhức như trước nữa.
Nhược điểm của phương pháp thay sụn khớp gối này là để lại sẹo và người bệnh không thể uốn cong đầu gối.
5. Biến chứng của phẫu thuật
Thường thì rất ít khi xảy ra biến chứng sau phẫu thuật thay sụn khớp gối. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro có thể gặp phải như:
- Huyết khối ở chân phẫu thuật hoặc gặp ở phổi.
- Gãy xương.
- Nhiễm trùng.
- Xuất huyết.
- Trật khớp gối.
- Tổn thương ở dây chằng.
- Dây thần kinh bị tổn thương.
- Dị ứng với sụn khớp gối giả.
- Hạn chế cử động ở phần chân có phẫu thuật.
- Vẫn xảy ra tình trạng đau cứng khớp gối như trước.
6. Những lưu ý khi phục hồi sau phẫu thuật
Phẫu thuật thay sụn khớp gối được đánh giá là phương pháp chuyên sâu và cần được hội chẩn kỹ lưỡng trước khi mổ một tháng. Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về thể chất, hiệu quả của phương pháp để người bệnh chuẩn bị tinh thần. Tiếp đó là tiến hành xét nghiệm, điện tâm đồ và làm thêm một số chỉ định cận lâm sàng.
Sau khi thực hiện xong ca mổ, người bệnh chưa được ra viện ngay mà cần phục hồi sức khỏe tại viện. Cụ thể như sau:
6.1. Hồi phục sau mổ tại viện
Sau khi tiến hành thay sụn khớp gối, người bệnh sẽ mất khoảng 1 – 3 ngày để hồi phục sức khỏe tại viện. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi những đáp ứng của cơ thể rồi đưa ra liệu trình phù hợp.
Nhân viên y tế hàng ngày sẽ giúp người bệnh di chuyển hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ đặc biệt khác. Tuy nhiên, việc hồi phục sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn trong thời gian đầu.
6.2. Hồi phục sau mổ tại nhà
Sau khoảng 4 – 6 tuần đã có thể lái xe trở lại nhưng người bệnh cần hạn chế ra chỗ đông người bởi những tình huống bất ngờ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sụn khớp.
Mất khoảng 3 tháng để người bệnh sau thay sụn khớp gối có thể hồi phục hoàn toàn. Trong thời gian này, người bệnh không được ngồi yên một chỗ mà cần thực hiện các bài vật lý trị liệu thường xuyên.
Ngoài ra người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trong vài tuần đầu cần kiêng mang vác vật nặng, chú ý không cúi thấp người.
- Tăng cường bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng, uống thêm sắt để vết thương nhanh chóng hồi phục.
- Không đứng hoặc ngồi một chỗ, một tư thế trong thời gian dài.
- Đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Rèn luyện bài tập nâng chân tại chỗ ở tư thế ngồi cũng như các bài tập đã được nhân viên y tế hướng dẫn.
- Hạn chế để vết mổ tiếp xúc với bụi bẩn, nước và phải thay băng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dùng.
- Trong thời gian đầu có thể dùng nạng để hỗ trợ di chuyển.
- Đi lại nhẹ nhàng để tránh té ngã bất ngờ.
- Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể như sốt, khó chịu, người nôn nao… cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và theo dõi kịp thời.
- Tránh thực hiện các môn thể thao dùng sức và có nguy cơ ảnh hưởng tới xương khớp trong suốt thời gian sau khi phẫu thuật.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu một số thông tin liên quan đến vấn đề thay sụn khớp gối và những lưu ý quan trọng sau mổ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật này để đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt