Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không và cách giảm đau tại nhà
Theo thống kê có tới 80% người trong độ tuổi trung và cao tuổi mắc chứng thoái hóa cột sống. Hơn thế nữa, số người trẻ mắc thoái hóa cột sống hiện không ngừng tăng nhanh. Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa cột sống xảy ra khi cơ thể lão hóa. Cột sống vốn nâng đỡ cơ thể, giúp con người thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng. Suốt quá trình phát triển cơ thể, cột sống vừa phát triển vừa thoái hóa. Từ sau 30 tuổi, quá trình lão hóa cột sống bắt đầu diễn ra nhanh hơn.
Cột sống gồm 3 đốt với 4 phần chính đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống lưng và xương cụt. Tùy các vị trí đốt sống mà có các dạng thoái hóa cột sống là: thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa đốt sống ngực, ….
Tình trạng thoái hóa cột sống thường thấy ở sống lưng, sống cổ và ít gặp ở vùng ngực. Ở những người càng lớn tuổi, độ đàm hồi, tính giảm xóc của đĩa đệm đã giảm. Lớp bao xơ đĩa đệm cột sống mất đi khả năng làm tấm đệm cho các vận động của xương. Điều này khiến cột sống dần thoái hóa.
2. Các dấu hiệu, triệu chứng của thoái hóa cột sống
2.1 Thoái hóa cột sống cổ
Bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ thường gặp các triệu chứng là đau ê ẩm khu vực sau gáy, đau bả vai lan sang cánh tay. Thậm chí những bệnh nhân bị nặng sẽ gặp tình trạng tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt…
2.2 Thoái hóa cột sống lưng
Tình trạng đau nhức thắt lưng thường xuyên chính là biểu hiện của thoái hóa cột sống lưng. Bệnh khi tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.
2.3 Thoái hóa cột sống ngang ngực
Bệnh nhân gặp tình trạng đau ngang lưng, đan lan trước ngực gây khó thở. Tuy nhiên bệnh lý thoái hóa cột sống ngang ngực này ít gặp hơn so với 2 loại thoái hóa trên.
3. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Cột sống được cấu tạo từ nhiều đốt sống được nối với nhau bởi dây chằng. Chúng chứa nhiều dây thần kinh cảm giác dễ gây đau khi chạm vào. Vì thế, cột sống bị thoái hóa không chỉ ảnh hưởng tới việc chuyển động hay chống đỡ cơ thể mà chúng còn gây đau, gây mất cảm giác hoặc liệt ở phần cơ thể tương ứng.
Thoái hóa cột sống tuy không làm ảnh hưởng tới tính mạng nhưng chúng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Bệnh nếu để lâu không được điều trị có thể gây tê liệt vùng bị thoái hóa. Một sống biến chứng phổ biến cho thấy mức độ gây hại nghiêm trọng của thoái hóa cột sống là:
- Gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động: Biến chứng này rất rõ rệt cho câu hỏi thoái hóa cột sống có nguy hiểm không. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, mọc gai cột sống. Bệnh nhân vì thế rất khó cử động, không thể ngoái được cổ, hay cúi gập người. Các động tác đứng lên ngồi xuống vì thế cũng khó khăn hơn.
- Chèn ép dây thần kinh gây bại liệt: Cột sống thoái hóa khiến mọc gai đốt sống. Về lâu dài, gai sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây bại liệt.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống thoái hóa, chỉ với tác nhân mạnh sẽ khiến đĩa đệm sẽ bị chèn ép và thoát vị. Bệnh nhân không thể cử động, kèm theo các nguy cơ khác tiềm ẩn như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, thậm chí là tàn phế.
- Rối loạn tiền đình: Hội chứng rối loạn tiền đình xuất hiện khi thoái hóa chèn ép tới mạch máu. Bệnh nhân thường trong tình trạng lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm, ăn ngủ kém. Ở người lớn tuổi thường gặp tình trạng chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.
4. Cách giảm đau thoái hóa cột sống tại nhà
4.1 Chườm nóng giúp giảm đau nhanh do thoái hóa cột sống
Sau khi đã nắm được thoái hóa cột sống có nguy hiểm không, các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống tại nhà cần được áp dụng. Chườm nóng được xem như giải pháp quan trọng trong giảm đau xương khớp, nhất là thoái hóa cột sống. Bạn có thể thực hiện theo phương pháp sau:
Sử dụng khoảng 1 nắm to lá ngải cứu tươi, 1 năm lá cúc tần tươi. Tất cả đem rửa sạch, để ráo và sao lên sao cho cho thật nóng cùng một ít muối hạt. Đổ hỗn hợp này vào 1 chiếc khăn mỏng hoặc 1 túi vải. Thực hiện chườm nóng trực tiếp tới khu vực cột sống bị đau. Hãy hơ từ xa tới gần và cuối cùng đắp trực tiếp lên cột sống để tránh bị bỏng vùng da chườm nóng.
Hỗn hợp lá này khi nguội, bạn có thể tiến hành sai lại và để chườm lại thêm 1 vài lần nữa để tận dụng hết tác dụng của lá.
4.2 Tự tập vật lý trị liệu
Bệnh nhân thoái hóa cột sống khi thực hiện vật lý trị liệu cần có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sau đó có thể tự luyện tập tại nhà. Một số bài tập đơn giản người bệnh có thể giảm đau cột sống nhanh chóng là:
- Thực hiện nằm thẳng lưng xuống giường, kéo đầu gối chân áp sát với ngực và giữ chúng trong 10 giây. Thực hiện liên tục ở cả 2 chân khoảng 10-15 lần.
- Nằm thẳng, 2 chân áp sát ngực. Tay giữ chặt đầu gối và giữ trong 1 giây. Thực hiện lặp lại 10-15 lần liên tục ở 2 chân tùy vào khả năng của cơ thể.
Với những động tác đơn giản này nhưng có thể giúp bạn nhanh chóng “đánh bay” những cơn đau lưng vô cùng khó chịu mà thoái hóa cột sống gây ra.
4.3 Đi bơi giúp điều trị thoái hóa cột sống tại nhà
Bơi lội là môn thể thao mang lại những lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân thoái hóa cột sống. Nếu có điều kiện, bạn nên dành ít nhất 45 phút mỗi ngày để bơi.
Khi thực hiện bơi, các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều vận động. Khu vực cơ lưng, dây chằng sẽ khỏe mạnh và chắc chắn hơn. Bên cạnh đó, lực tác động của dòng nước tới cột sống được xem như 1 quá trình massage giúp tiêu hao năng lượng. Từ đó giảm nhanh mỡ thừa trên cơ thể, giảm tác động của trọng lượng cơ thể lên cột sống, từ đó cũng giúp giảm đau hiệu quả.
Lưu ý tăng cường độ khi bơi tùy thuộc sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể. Đừng quá sức bởi chúng khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.
Như vậy thông qua bài viết trên bạn đã nắm được thoái hóa cột sống có nguy hiểm không. Về cơ bản, bệnh lý không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chúng gây nên những phiền toái không nhỏ cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt