Thoái hóa cột sống là gì? Điều trị thế nào hiệu quả?
Thoái hóa cột sống không chỉ gây đau nhức, khó chịu vùng bị thoái hóa mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, tìm hiểu rõ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.
Nội dung bài viết
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống thực chất là quá trình lão hóa tự nhiên ở vị trí cột sống của cơ thể như thắt lưng, cổ, ngực… Thoái hóa cột sống ban đầu thường không có dấu hiệu cụ thể nên người bệnh thường bỏ qua giai đoạn này. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng sẽ gây nên nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thoái hóa ở cột sống gây ra một số thay đổi bệnh lý ở đĩa đệm và sụn khớp. Tình trạng này thường gặp nhất ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, ít khi ở cột sống ngực.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa cột sống. Trong đó có 2 nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát
Những người cao tuổi thì tỉ lệ mắc thoái hóa càng cao do cơ chế lão hóa của cơ thể, dẫn đến tình trạng cột sống bị thay đổi về mặt cấu trúc. Điển hình là rách bao xơ đĩa đệm, tình trạng mất nước ở đĩa đệm, sự hao mòn của mô sụn hay dây chằng bị xơ hóa.
Nguyên nhân thứ phát
- Do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không hợp lý hoặc điều kiện sống khó khăn.
- Những người bị chấn thương cột sống gây tổn thương đĩa đệm, sụn khớp.
- Do lao động mang vác vật nặng quá sức hoặc không đúng tư thế trong thời gian dài.
- Thực hiện các bài tập thể dục thể thao không phù hợp, tập luyện quá sức.
- Những người béo phì hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống không cố định ở một vị trí trên cơ thể mà ở đâu có cột sống thì ở đó có khả năng xảy ra thoái hóa. Do đó, mỗi vị trí sẽ có những dấu hiệu điển hình khác nhau. Cụ thể:
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Khi khớp hay đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng thường thấy ở người cao tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh thường rất hạn chế, thậm chí là không có. Lâu dần bệnh trở nên trầm trọng hơn với các cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là một số biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng điển hình như:
- Khó khăn khi cúi người, nâng đỡ vật dụng hay khi vận động.
- Vùng thắt lưng trở nên đau cứng khi ngồi lâu và mỗi cơn đau thường kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
- Đi lại kém do ảnh hưởng đến hoạt động của chân tay.
- Xuất hiện tình trạng đau đầu, đau cơ bắp và đi đứng loạng choạng.
Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ cũng giống như cột sống thắt lưng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng gây đau đớn, người bệnh mới đi khám thì tình hình đã trở nên trầm trọng. Một số triệu chứng thường gặp ở người bị thoái hóa đốt sống cổ như:
- Đau vùng cổ giống như sái cổ hay vẹo cổ. Đau có thể lan lên lên vùng trán, vùng chẩm. Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt và kéo dài vài ngày hoặc ít hơn là vài giờ.
- Đau cứng cổ khi mới ngủ dậy hay khi trời trở lạnh. Cảm giác khó chịu khi vận động vùng cổ.
- Phần bả vai, cánh tay hay ngón tay bị liệt, tê yếu. Khi cúi người về phía trước có cảm giác như có luồng điện chạy qua vùng cổ lan xuống lưng.
- Nếu thoái hóa ở đoạn C1 – C2 còn có biểu hiện chóng mặt, ngáp, nấc.
Thoái hóa cột sống ngực
Tuy ít gặp nhưng mọi người không nên chủ quan mà cần tìm hiểu về các triệu chứng điển hình của căn bệnh này để có hướng điều trị kịp thời:
- Đau vùng mạn sườn, đau dây thần kinh liên sườn.
- Khó thở, đau tức ngực và vùng giữa lưng.
- Rối loạn đại tiểu tiện.
Trên đây là một số triệu chứng thường thấy ở những người bị thoái hóa cột sống. Vì vậy khi gặp phải những biểu hiện trên, mọi người cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Điều trị thoái hóa cột sống
Với mỗi bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên có 4 phương pháp điều trị phổ biến đang được sử dụng hiện nay đó là:
Điều trị nội khoa
Các loại thuốc được chỉ định khi điều trị nội khoa đối với tình trạng thoái hóa cột sống thường là:
- Nhóm thuốc giảm đau xương khớp.
- Thuốc chống thoái hóa.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc tiêm điều trị đau thần kinh tọa.
Tây y mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ cho người dùng. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liệu trình, liều lượng.
Điều trị thoái hóa bằng vật lý trị liệu
Kết hợp vật lý trị liệu cùng với dùng thuốc sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Một số phương pháp thường dùng như:
- Phương pháp diện chẩn
- Phương pháp cấy chỉ
- Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu như: Châm cứu, nhiệt trị liệu, xoa bóp, xông ngải, kéo giãn cột sống…
- Điều trị bằng sóng cao tần
Điều trị thoái hóa bằng phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cột sống nếu tình hình ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như nguy cơ xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật can thiệp phù hợp.
Điều trị bằng đông y
Ngoài 3 phương pháp kể trên thì đông y ngày càng được nhiều người lựa chọn để điều trị thoái hóa. Lý do là vì những bài thuốc đông y có tính an toàn, hiệu quả lâu dài do sử dụng bài thuốc với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên. Bởi thế, không những cải thiện triệu chứng của thoái hóa mà còn tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng. Vì thế, hiệu quả điều trị tốt và ít tái phát trở lại.
Tuy nhiên, đông y cũng có nhược điểm là tác dụng chậm. Do đó, việc điều trị cần kéo dài mới nhận được hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa tình trạng cột sống bị thoái hóa, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc một số vấn đề sau:
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho hệ cơ xương khớp và các chất chống oxy hóa như: Rau xanh, đậu các loại, cá, hoa quả…
- Trong khẩu phần ăn nên hạn chế hấp thu chất béo và tăng cường chất xơ.
- Có thể bổ sung thực phẩm chức năng để hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa cột sống.
Lên chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học
- Tạo thói quen sống tích cực, thoải mái, vui tươi và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi lâu một chỗ. Nếu là nhân viên văn phòng, cần có tư thế ngồi chuẩn để tránh nguy cơ thoái hóa.
- Khi đi ngủ nên thay đổi tư thế thường xuyên để tránh vẹo cổ cũng như không kê gối quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của cột sống cổ.
- Khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng – 1 năm để kịp thời phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị sớm nhất.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những thông tin tổng quan về thoái hóa cột sống. Hy vọng bài viết sẽ mang lại kiến thức bổ ích để mọi người cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt