Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì và cách điều trị bệnh
Thoái hóa cột sống thắt lưng hiện đang là một căn bệnh có tỉ lệ số ca mắc ngày một tăng lên. Nó khiến cho người bệnh gặp nhiều cơn đau khó chịu và hạn chế nhiều chức năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh như thế nào là hiệu quả? Các bạn hãy theo dõi dưới đây để tìm lời giải đáp.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Để có thể hiểu được thoái hóa cột sống thắt lưng là gì, các bạn nên biết rõ các vấn đề định nghĩa, nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh. Theo đó, thoái hóa cột sống thắt lưng là hiện tượng mà đĩa đệm và sụn khớp ở vùng thắt lưng bị biến đổi hình dạng, cấu trúc.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng trước tiên là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên. Ngoài ra, có một số các nguyên nhân khác cũng dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng, bao gồm các chấn thương, do ảnh hưởng của các bệnh lý, do di truyền…
Khi bị thoái hóa, người bệnh thường có một số những triệu chứng cơ bản như sau:
- Đau ở vùng thắt lưng, lan sang các bộ phận xung quanh.
- Tay hoặc chân bị yếu, vận động kém linh hoạt.
- Có sự co thắt bất thường ở vùng cơ bắp dẫn đến các cơn đau bất chợt.
- Việc đi lại, vận động gặp khó khăn.
- Các cơ quan như bàng quang, ruột bị mất kiểm soát.
2. Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
Khi đã hiểu rõ thoái hóa cột sống thắt lưng là gì thì việc tìm hiểu những biện pháp điều trị bệnh sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia chia sẻ thì với mỗi một bệnh nhân bị bệnh ở các giai đoạn khác nhau, việc điều trị cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ dựa trên việc thăm khám lâm sàng và một số các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu để xác định được bệnh trạng của người bệnh. Các biện pháp này gồm:
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Người bệnh sẽ được thăm hỏi về những triệu chứng mà mình gặp phải ở vùng thắt lưng. Đó có thể là cường độ và tần suất của các cơn đau, thời điểm thường xảy ra cơn đau là lúc nào? Những thao tác sinh hoạt nào bị ảnh hưởng hoặc không thể thực hiện với các biểu hiện đau ở vùng thắt lưng như vậy? Người bệnh có gặp các hiện tượng yếu tay chân hay vệ sinh mất kiểm soát hay không?
2.2. Chụp X- quang
Các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện biện pháp chụp X-quang. Các tư thế chụp sẽ bao gồm chụp nằm thẳng và chụp nằm nghiêng. Từ đó, dễ dàng nhìn thấy những bất thường ở vùng cột sống thắt lưng như hiện tượng cột sống bị hẹp, có gai xương sống hoặc lỗ liên hợp đốt sống không bình thường.
2.3. Chụp cộng hưởng từ
Biện pháp chụp cộng hưởng từ sẽ cho thấy chính xác những tổn thương của sụn khớp, các dây thần kinh… nếu có thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra.
2.4. Xét nghiệm máu
Bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm máu toàn phần để phát hiện ra các bất thường trong cơ thể. Đó có thể là tình trạng viêm nhiễm, sự tăng các hoạt chất trong máu do quá trình thoái hóa gây ra hoặc nguyên nhân khiến thoái hóa nặng thêm. Ví dụ như tăng canxi máu, tăng axit uric máu,…
Từ các kết quả chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ kết luận chính xác được nguyên nhân gây ra các triệu chứng cũng như giai đoạn bệnh. Trên cơ sở này, có kế hoạch điều trị thích hợp cho bệnh nhân nếu cần thiết.
3. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Một số những phương án điều trị cơ bản bao gồm:
3.1. Phương án điều trị chăm sóc tại nhà
Với những bệnh nhân mới chớm bị bệnh, các triệu chứng thực thể còn ít thì sẽ được áp dụng phương án điều trị chăm sóc tại nhà. Với biện pháp này, người bệnh sẽ được khuyên:
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn khi các cơn đau gây ra những khó chịu nhất định cho người bệnh. Loại thuốc được sử dụng là dạng thuốc chống viêm không Steroid.
- Cải thiện các tư thế trong quá trình đi, đứng, ngồi, nằm sao cho có lợi nhất cho vùng thắt lưng đang dần bị thoái hóa. Cố gắng không khiến vùng này phải chịu thêm nhiều áp lực.
- Tăng cường hoạt động thể chất nhẹ nhàng với các bài thể dục như đi bộ, bơi lội… Những bài tập này sẽ giúp cho sức mạnh cơ bắp được tăng cường, hỗ trợ cho phần cột sống thắt lưng trong việc giảm áp lực mà vùng này phải chịu.
- Khi có các triệu chứng đau, hạn chế tối đa việc lao động, vận động mạnh. Cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên gia.
3.2. Phương án điều trị thay thế
Ngoài phương án điều trị tại nhà, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định sử dụng một số những biện pháp điều trị thay thế khác. Các biện pháp này được thực hiện với mục tiêu là kiểm soát và giảm bớt phần nào các hiện tượng bệnh.
Người bệnh có thể được áp dụng một số những biện pháp sau:
- Tiến hành siêu âm, dùng biện pháp kích thích điện.
- Thực hiện nắn chỉnh cột sống.
- Châm cứu
- Xoa bóp
Mỗi một biện pháp sẽ có những hiệu quả nhất định đối với việc giảm thiểu các cơn đau cho người bệnh. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện khả năng vận động và ngăn cản quá trình thoái hóa.
3.3. Phương án điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp người bệnh bị đau dài, đau nhiều thì có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc Tây y được dùng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng đều có các tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc và yêu cầu dùng thuốc khi các cơn đau thực sự nghiêm trọng.
- Thuốc giảm đau kê đơn.
- Các loại thuốc giảm sự co thắt, giúp giãn cơ.
- Thuốc hỗ trợ giảm đau thần kinh.
- Các thuốc dạng tiêm hoặc uống thuộc thể Steroid trong trường hợp cần thiết.
3.4. Phương án phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Với các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng ở dạng nặng, các biểu hiện bệnh kéo dài thì có thể sẽ cần đến phương án phẫu thuật để điều trị bệnh. Hoặc ở những bệnh nhân có hiện tượng:
- Các dây thần kinh bị chèn ép, khiến cho người bệnh bị tê liệt.
- Bàng quang, ruột bị mất kiểm soát khiến cho vấn đề vệ sinh tự chủ bị ảnh hưởng.
- Nguy cơ vùng cột sống thắt lưng bị biến dạng, tổn thương nặng hơn.
Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp tất cả các phương án điều trị khác không còn hiệu quả. Lý do bởi khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với khá nhiều những biến chứng nguy hiểm khác. Có thể kể đến như:
- Các mạch máu có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ.
- Hiện tượng thoát vị vết mổ.
- Khả năng các bộ phận nội tạng, dây thần kinh liên quan bị ảnh hưởng.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến thoái hóa cột sống thắt lưng là gì và các biện pháp điều trị phổ biến. Hy vọng bài viết đã giúp cho các bạn có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt