Thoái hóa đa khớp: Những phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả

Bệnh cơ xương khớp có tính chất diễn ra âm thầm, cơn đau ngắt quãng khiến nhiều người không chú ý, để lâu dần không điều trị kịp thời gây nên những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tàn phế.

Hàng năm có khoảng 10% dân số mắc phải bệnh lý thoái hóa khớp, với tỷ lệ người bệnh ngày càng trẻ hóa nên việc chữa trị thoái hóa khớp là vấn đề mà rất nhiều quan tâm do đó bài viết này sẽ chia sẻ việc điều trị bệnh thoái hóa đa khớp cũng như một vài mẹo để phòng tránh bệnh hiệu quả

1. Điều trị thoái hóa đa khớp

Thoái hóa đa khớp còn gọi là viêm khớp thoái hóa, xảy ra ở mọi khớp 

Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp mạn tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do sụn khớp bị mỏng đi, xương dưới sụn không còn được bảo vệ có phản ứng viêm, lượng dịch khớp suy giảm (tình trạng thoái hóa) gây ra các triệu chứng đau nhức cho người bệnh.

Thoái hóa đa khớp còn được biết đến với tên gọi viêm khớp thoái hóa, xảy ra ở mọi khớp xương trong cơ thể như khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân là những nơi thường bị thoái hóa.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp tuy nhiên, mục đích điều trị bệnh thường tập trung vào việc giảm đau cũng như duy trì chức năng vận động của hệ xương khớp do đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Dưới đây là những phương pháp thường được sử dụng để điều trị cũng như làm giảm triệu chứng do bệnh gây ra:

1.1. Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đa khớp

Biện pháp này giúp người bệnh giảm đau, giảm sưng và tăng cường chức năng vận động cũng như phương pháp điều trị này khá an toàn, không gây tổn thương đến khớp khi áp dụng lâu dài.

Vật lý trị liệu trị bệnh thoái hóa đa khớp

Tuy nhiên, vật lý trị liệu chỉ phù hợp với những đối tượng mắc bệnh ở mức độ nhẹ và vừa đồng thời biện pháp này thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thu được kết quả tốt nhất.

  • Điện trị liệu, nhiệt hoặc thủy trị liệu là biện pháp sử dụng nhiệt độ, nước hoặc dòng điện giúp cải thiện tình trạng đau, viêm và sưng ở khớp thoái hóa vì nó có tác dụng lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình phục hồi sụn khớp.
  • Xoa bóp: làm tăng lưu thông máu và khả năng phục hồi mô sụn.
  • Nẹp khớp: để cố định khớp giúp hạn chế khớp vận động trong khoảng thời gian nhất định từ đó giúp thúc đẩy mô sụn phát triển làm giảm viêm, sưng

1.2. Giảm đau thoái hóa đa khớp bằng thuốc

Để làm chậm quá trình thoái hóa khớp cũng như giảm các triệu chứng đau nhức nhanh chóng do bệnh gây ra thì bác sĩ thường kê các đơn thuốc sau cho bệnh nhân sử dụng:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid ví dụ như thuốc Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen do các loại thuốc tác dụng chống viêm và giảm đau và thường được chỉ định sử dụng khi thuốc Acetaminophen giảm đau không có kết quả. Tuy nhiên, thuốc chống viêm không chứa steroid gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng là làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày nên bệnh nhân chỉ khi sử dụng khi bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là Acetaminophen/ Paracetamol nhưng nó lại thuốc có thể gây độc với gan và thận khi dùng ở liều lượng cao trong thời gian dài do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid thường dùng trong trường hợp bệnh nặng nhưng tác dụng phụ của thuốc là gây nghiện vì thế mà người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.
  • Bổ sung Glucosamine sulfate được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt Glucosamin nội sinh –  chất ngăn cản nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp, ức chế enzym tiêu hủy protein và chống thoái hóa sụn xương và giúp tăng độ nhớt của hoạt dịch, giúp cải thiện tình trạng khô cứng khớp.
  • Chondroitin sulfat: mất Chondroitin sulfat là nguyên nhân gây thoái hóa khớp nên để kiểm soát triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa đa khớp, người bệnh cần bổ sung hợp chất này mỗi ngày. Hoạt chất này có tác dụng tạo sụn nhờ kích thích sản xuất axit hyaluronic và proteoglycan cũng như ức chế sự tổng hợp nitric oxide và enzym proteolytic giúp bảo vệ sụn khớp và làm tăng tính bền vững của collagen nội bào.

Ngoài các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân cũng có thể dùng miếng dán giảm đau nhức tại chỗ nhưng không nên sử dụng quá nhiều tránh gây bỏng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

1.3. Tiêm khớp

Tiêm khớp chỉ được chỉ định khi bệnh chuyển nặng với triệu chứng đau dữ dội khiến cho việc sinh hoạt khó khăn hoặc thậm chí không thể di chuyển được và thông thường có 3 loại thuốc thường được dùng để làm giảm triệu chứng bệnh thoái hóa đa khớp:

  • Tiêm kháng viêm corticosteroid: làm giảm viêm và sưng nhờ sự ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể nhưng lại có tác dụng phụ làm loãng xương hoặc hư hại khớp.
  • Tiêm Hyaluronate sodium: giúp giảm viêm đau và ức chế sự phân hủy protein cũng như giúp kết nối với chất nền của sụn do nó làm tăng sinh tổng hợp tế bào sụn, ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu nhưng thuốc lại có nhiều thành phần gây mẫn cảm chứa trong thuốc.
  • Tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) giúp tái tạo mô sụn và phục hồi chức năng khớp tuy nhiên để có hiệu quả cần chờ từ 3 đến 6 tháng và chi phí khá đắt nhưng ưu điểm của phương pháp này là ít gây ra kích ứng hoặc phản ứng phụ.

1.4. Phẫu thuật điều trị thoái hóa đa khớp

Phẫu thuật thoái hóa đa khớp khi bệnh ở giai đoạn nặng

Phương pháp phẫu thuật được cân nhắc khi các biện pháp chữa trị trên không mang lại hiệu quả hoặc khi khớp biến dạng hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm giúp loại bỏ xương gai, chỉnh hình hoặc thay thế khớp nhằm giúp cải thiện chức năng vận động của khớp.

Phẫu thuật thoái hóa khớp bao gồm các biện pháp: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ hở tuy nhiên phẫu thuật có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định cũng như không thể trị khỏi bệnh hoàn toàn do đó, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

2. Biện pháp phòng tránh thoái hóa đa khớp tái phát

Để tăng tốc độ phục hồi khớp, ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như phòng tránh thoái hóa đa khớp, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định do xương khớp chịu áp lực từ cân nặng, đặc biệt là khớp gối và trong trường hợp quá cân, người bệnh nên thực hiện chế độ giảm cân nhưng theo chế độ giảm cân khoa học.
  • Tích cực tập thể dục thể thao để tăng cường chức năng vận động ở khớp không chỉ giúp tăng tiết hoạt dịch, giảm khô cứng khớp, thúc đẩy quá trình hồi phục sụn mà còn tăng cường sức khỏe, đẩy lùi tình trạng thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, không nên tập quá sức cũng như các động tác sai tư thế vì vậy bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tư vấn và bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng bằng cách sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D cũng như rau xanh và trái cây. Đặc biệt nên tránh sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích như cồn, cafein không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn

Trên đây là thông tin về bệnh thoái hóa đa khớp giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các cách điều trị cũng như những mẹo phòng tránh sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7