Thoái hóa khớp gối nên làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh
Thoái hóa khớp gối sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của người bệnh. Bên cạnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bị thoái hóa khớp gối nên làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.
Nội dung bài viết
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh luôn được các chuyến gia khuyến cáo nên duy trì mỗi ngày. Những người bị thoái hóa khớp gối càng cần chú trọng hơn đến chế độ ăn uống để giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức do bệnh gây ra.
1.1. Những thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi dưới đây:
1.1.1. Nhóm thực phẩm chống viêm
Tình trạng thoái hóa khớp gối thường gây đau nhức, sưng viêm. Và ngược lại những người bị viêm khớp sẽ càng gia tăng tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị thoái hóa khớp gối nên tích cực bổ sung các thực phẩm chống viêm để giảm triệu chứng của bệnh.
Thực phẩm chống viêm được đánh giá cao cho người bị viêm khớp là axit omega 3. Lượng axit này có nhiều trong các thực phẩm sau:
- Các loại cá biển: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá tuyến, cá trích, cá cơm, cá mòi…
- Các loại rau củ: Cải xanh, rau bó xôi, súp lơ, rau bina, đậu Hà Lan…
- Ngũ cốc và quả hạch: Hạt lanh, hạt bí ngô, quả óc chó, hạt chia, bơ đậu phộng,…
1.1.2. Nhóm thực phẩm ngăn ngừa thoái hóa, tăng cường hệ miễn dịch
Thực phẩm giàu vitamin (vitamin A, C, E) và chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự tiến triển của thoái hóa khớp gối. Đồng thời, lượng vitamin còn giúp chống viêm, giảm sưng đau cho người bệnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, hệ xương khớp cũng được cải thiện chắc khỏe hơn.
Một số thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn trên có thể kể đến như:
- Các loại quả: dâu tây, cà chua, quả anh đào, quả mâm xôi, quả bơ, dưa hấu, nho, ớt chuông…
- Các loại rau: Rau cải bắp, cải ngựa, cải mầm Brussels…
1.1.3. Nhóm thực phẩm giàu canxi
Bổ sung thực phẩm giàu canxi là một trong những câu trả lời cho thắc mắc thoái hóa khớp gối nên làm gì. Bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt hơn. Nhờ đó, làm chậm lại quá trình thoái hóa, hạn chế các cơn đau, sưng viêm do thoái hóa khớp gây ra.
Một số thực phẩm giàu canxi mà người bệnh nên tích cực bổ sung là:
- Nước dùng từ các loại xương hầm như xương ống heo, xương gà…
- Nên uống các loại sữa nhiều canxi nhưng ít béo hoặc đã tách béo để tránh tăng cân càng gây áp lực cho khớp gối.
- Một số rau củ có màu cam: Bí ngô, cà rốt…
1.2. Nên tránh các thực phẩm gây hại
Người bị thoái hóa khớp gối cần tránh những thực phẩm sau để tránh làm nghiêm trọng hơn các phản ứng viêm, sưng đau:
- Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Có nhiều trong các loại đồ hộp và những món bánh nướng, đồ chiên rán, đồ nướng.
- Các loại gia vị nên hạn chế sử dụng là bột ngọt (mì chính), đường hóa học, muối.
- Carbohydrate tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng.
- Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói sẵn, đồ khô vì thường chứa chất phụ gia, chất bảo quản.
- Axit béo omega 6: Trứng gà, mỡ, dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hoa hướng dương…
- Tránh xa đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, nước ngọt đóng chai, cà phê. Nói không với thuốc lá.
2. Tập luyện khoa học
Vận động, tập luyện khoa học sẽ rất hữu ích để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối với những tác dụng sau:
- Tập luyện sẽ cải thiện chức năng của khớp gối, thúc đẩy lưu thông máu và dinh dưỡng đến xương khớp tốt hơn. Nhờ đó, giảm đau và phục hồi các sụn khớp thoái hóa tốt hơn.
- Tập luyện sẽ giúp khớp gối linh hoạt hơn, giúp cấu trúc xung quanh và khớp gối dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Góp phần giảm sưng viêm, đau nhức.
- Sụn khớp sẽ được chuyển động thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Điều này còn thúc đẩy sụn khớp tiết các chất dịch hoạt để bôi trơn, ngăn ngừa tình trạng khô cứng khớp.
- Vận động đều đặn đúng cách mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm cân. Với những người thừa cân, béo phì thì đây là giải pháp hữu hiệu để giảm áp lực lên các khớp gối. Nhờ vậy, các cơn đau nhức, sưng viêm được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, người bị thoái hóa khớp gối nên lựa chọn bài tập phù hợp và thực hiện đúng cách, khoa học. Như vậy sẽ hỗ trợ điều trị bệnh và không gây chấn thương cho xương khớp.
Một số bài tập phù hợp cho người bị thoái hóa khớp gối được các chuyên gia khuyên nên thực hiện bao gồm:
2.1. Tập yoga
Đối với người bị thoái hóa khớp gối nên tập luyện yoga từ mức độ nhẹ đến vừa. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối nên làm gì mà các bạn không nên bỏ qua. Một số động tác phù hợp để cải thiện khớp gối là:
- Tư thế rắn hổ mang.
- Tư thế con bướm.
- Tư thế trái núi.
- Tư thế chiến binh.
- Tư thế vặn cột sống.
- Tư thế hình cây.
Để tập luyện hiệu quả, bạn nên nhờ đến sự hướng dẫn của các huấn luyện viên yoga.
2.2. Đi bộ
Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ rất tốt để thúc đẩy lưu thông khí huyết đến xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện tư tư thế đi bộ đúng với khoảng cách các bước vừa phải. Trong khi đi bộ phải kết hợp thở đều, ổn định cùng tư thế mắt nhìn thẳng, hai vai thả lỏng, đánh tay đều đặn, đầu ngẩng cao.
- Trang bị thêm đai quấn đầu gối để trong quá trình di chuyển sẽ giúp cố định khớp gối và tránh tác động của lực ma sát lên khớp.
- Khi mới tập, bạn chỉ nên đi bộ khoảng 2.000 bước/ngày. Sau thời gian khi đã quen, bạn có thể gia tăng số lượng nhưng tối đa chỉ nên dừng ở 6.000 bước/ ngày để tránh chấn thương.
- Nên lựa chọn địa điểm đi bộ bằng phẳng, không gian thoáng mát, dễ chịu.
- Thời điểm đi bộ lý tưởng là buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.
Thoái hóa khớp gối nên làm gì đã được giải đáp trên đây. Các bạn nên kết hợp những việc trên và tuân thủ theo đúng liệu trình, phác đồ điều trị của bác sĩ. Cùng với đó là nghỉ ngơi khoa học để sớm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt