Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Trong số các bệnh thoái hóa khớp thì thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất. Bởi đây là vùng khớp phải chịu những tác động lớn nhất từ sức ép trọng lượng cơ thể con người. Nó cũng phải hoạt động với tần suất nhiều hơn so với nhiều vùng khớp khác. Vậy bệnh có nguyên nhân do đâu? Các triệu chứng như thế nào? Và cách điều trị ra sao cho hiệu quả? Các bạn hãy cùng tìm lời giải đáp dưới đây.

1. Khái niệm về thoái hóa khớp gối

Khớp gối nằm ở vùng đầu dưới xương đùi và đầu trên của xương chày. Khớp gối được bao bọc bởi một lớp sụn khớp và chính nhờ lớp sụn này mà những vận động của con người được diễn ra thuận lợi.

thoai-hoa-khop-goi_1
Hình ảnh thoái hóa khớp gối

Bị thoái hóa khớp gối là sự biến đổi về cấu tạo của bề mặt sụn khớp, khiến hình dạng và cơ chế hoạt động của khớp gối xảy ra vấn đề. Đó có thể là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, làm cho các khe khớp bị hẹp. Hoặc có sự hình thành của các gai xương khiến vận động của sụn khớp không được thuận lợi. 

2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối

Thường thì thoái hóa khớp gối cũng giống như các dạng thoái hóa khớp khác, hay xảy ra ở các bệnh nhân nhiều tuổi. Đó là do sự lão hóa tự nhiên, đặc biệt là sau quá trình lao động nhiều năm.

thoai-hoa-khop-goi_12
Các nguyên nhân cơ bản gây thoái hóa khớp gối

Tuy nhiên, cũng có một số những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh thoái hóa khớp gối. Bao gồm:

  • Do gặp phải một số chấn thương đến khớp gối như vỡ hoặc nứt lồi cầu dưới xương đùi, nứt hoặc vỡ xương bánh chè, nứt hoặc vỡ xương chày, đứt dây chằng khớp gối… 
  • Do tình trạng viêm nhiễm xương đùi, xương chậu dẫn tới ảnh hưởng khớp gối.
  • Vấn đề nội tiết của cơ thể như: phụ nữ mãn kinh, người bị bệnh đái tháo đường…
  • Yếu tố gen di truyền ở những người có mối quan hệ cận huyết với người mắc thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng…
  • Tình trạng thừa cân béo phì diễn ra trong thời gian dài.

3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối có một số những triệu chứng như sau:

3.1. Đau vùng đầu gối

Khi bị thoái hóa khớp gối ở dạng nhẹ, người bệnh sẽ có biểu hiện hơi đau ở vùng quanh gối hoặc ở một vài điểm nào đó. Các cơn đau này diễn ra âm ỉ và chỉ tăng hơn một chút khi người bệnh phải di chuyển liên tục, leo trèo cầu thang…

thoai-hoa-khop-goi_14
Hiện tượng đau đầu gối khi bị thoái hóa khớp gối

Càng về sau, tình trạng đau ở vùng đầu gối diễn ra nặng và nhiều hơn. Người bệnh chỉ hơi đi lại nhiều một chút hoặc đứng lâu một chút là đã cảm thấy đau nhức nên rất khó chịu. Thậm chí, ở trường hợp bệnh nặng, chỉ một thao tác xoay người nhẹ nhàng cũng khiến người bệnh đau nhói ở vùng gối.

3.2. Hiện tượng cứng khớp

Thoái hóa khớp gối ở một thể nhất định sẽ gây ra tình trạng cứng khớp. Đặc biệt là sau khi bệnh nhân ngủ qua đêm hoặc ngủ một giấc dài. Việc cứng khớp có thể diễn ra trong thời gian ngắn, sau khi được xoa bóp nhẹ nhàng thì có thể trở lại hoạt động như bình thường.

3.3. Có các tiếng lục cục từ vùng khớp gối 

Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng từ việc vùng khớp gối có những tiếng lục cục phát ra khi vận động. Tùy vào mức độ thoái hóa mà những tiếng lạ này phát ra to hay nhỏ.

3.4. Thoái hóa khớp gối gây sưng tấy

Nếu như tình trạng viêm nhiễm ở khớp gối xảy ra, hoặc có sự tràn dịch khớp thì vùng đầu gối sẽ xuất hiện trạng thái sưng tấy. Nó khiến cho đầu gối trông to hơn bình thường, da căng bóng và có thể chuyển sang màu đỏ.

thoai-hoa-khop-goi_13
Thoái hóa khớp gối gây sưng tấy

4. Chẩn đoán thoái hóa khớp như thế nào?

Khi có các biểu hiện bất thường ở vùng khớp gối, bệnh nhân nên đi thăm khám y tế sớm. Việc thăm khám bởi các chuyên gia sẽ được tiến hành bao gồm nhiều quá trình và kết hợp các phương pháp khác nhau. Mục tiêu là xác định chính xác nguyên nhân gây ra các hiện tượng bất thường này.

Theo đó, các chuyên gia sẽ:

  • Thực hiện khám lâm sàng: Người bệnh sẽ được thăm hỏi về các triệu chứng của bệnh cũng như tiền sử bản thân, gia đình người bệnh về bệnh thoái hóa khớp gối. Đưa ra các chẩn đoán sơ bộ để làm cơ sở cho các bước chẩn đoán tiếp theo.
  • Thực hiện chụp X-quang: Các film chụp X-quang sẽ cho phép nhìn rõ những dấu hiệu khớp gối bị thoái hóa dẫn đến đau nhức.
  • Thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI: Biện pháp này giúp bác sĩ nhận ra những bất thường ở sụn khớp, màng hoạt dịch và dây chằng. Xác định chính xác hơn nữa các tổn thương của các tổ chức trong khớp gối.
  • Nội soi khớp, chọc hút thăm dò và xét nghiệm máu: Hai biện pháp này sẽ giúp xác định được tình trạng viêm nhiễm đã xảy ra hay chưa, các tổn thương đã đạt đến mức nào.

5. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Với mỗi một bệnh trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố đi kèm để đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc: Bệnh nhân bị bệnh ở dạng nhẹ có thể chưa cần sử dụng đến thuốc hoặc các biện pháp điều trị khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp châm cứu, thủy châm hoặc điện châm, xoa bóp, cấy chỉ… để cải thiện bệnh trạng. 
  • Điều trị thoái hóa khớp gối bằng các loại thuốc Tây y: Thuốc Tây y là một trong những lựa chọn đầu tiên đối với căn bệnh thoái hóa khớp gối ở những đối tượng bị bệnh nặng. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế, giảm thiểu được các cơn đau bằng việc đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: thuốc giảm đau chống viêm, thuốc kích thích tái tạo sụn khớp gối,… Các loại thuốc này hầu hết có hiệu quả nhanh chóng. Nhưng việc dùng thuốc Tây để điều trị bệnh cần được hạn chế bởi chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 
thoai-hoa-khop-goi_15
Sử dụng thuốc Tây giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp, giảm nhanh triệu chứng
  • Tiến hành phẫu thuật: Với các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở dạng nặng mà không thể sử dụng các biện pháp khác để điều trị thì sẽ được tư vấn phẫu thuật. Việc phẫu thuật khớp gối có thể tiến hành dựa trên nhiều phương pháp cơ bản. Ví dụ như mổ nội soi loại bỏ gai xương, cắt lọc, rửa và bào bỏ lớp sụn khớp bị tổn thương, cấy ghép tế bào sụn, khoan kích thích tạo xương hoặc thay khớp gối. 
  • Biện pháp chăm sóc giảm nhẹ: Ngoài các biện pháp điều trị trên thì người bệnh cũng sẽ được áp dụng và khuyên sử dụng những biện pháp chăm sóc giảm nhẹ. Trước tiên là việc hạn chế tối đa những vận động khiến cho khớp gối bị tổn thương nặng nề hơn. Cố gắng nghỉ ngơi nhiều và chỉ tập luyện những bài tập có ích cho khớp gối theo sự hướng dẫn của chuyên gia. Tiếp theo là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung thêm canxi, khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe xương khớp. Hạn chế sử dụng các loai thực phẩm và đồ uống có hại cho cơ thể.

Thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ tàn phế cho người bệnh. Hãy cẩn thận và đi thăm khám y tế sớm ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7