Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Thoái hóa khớp háng thường gọi là bệnh tuổi già. Hiện nay, thoái hóa cũng tấn công những người trẻ tuổi vì nhiều nguyên nhân, có thể là do sinh hoạt không lành mạnh hoặc những biểu hiện của bệnh lý. Để biết rõ hơn về bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa về bệnh thoái hóa khớp háng
Đây là một bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi, do tuổi tác cao cộng với khớp bị mài mòn theo thời gian. Thoái hóa khớp háng xảy ra khi cấu trúc lớp mô sụn bảo vệ khớp bị mài mòn và phá vỡ. Làm cho bệnh nhân cảm thấy đau kéo dài, các cấu trúc của khớp bị thay đổi, tệ hơn nữa là tàn phế.
Bệnh thường được phân thành 2 loại:
Thoái hóa nguyên phát
Chiếm một nửa các trường hợp thoái hóa khớp háng, thường gặp ở người từ 60 tuổi trở đi. Ảnh hưởng tổng quát đến cột sống, hông và đầu gối.
Thoái hóa thứ phát
Tình trạng viêm xương khớp xảy ra sau chấn thương, hoặc do một nguyên nhân nào đó làm ảnh hưởng đến thành phần của sụn, ví dụ như bệnh Hemochromatosis.
2. Các nguyên nhân gây bệnh
Lão hóa các khớp ở xương
Tử sau tuổi 30, các quá trình lão hóa xương bắt đầu diễn ra. Tuổi càng lớn, khớp háng càng khó đạt được khả năng thấm nước, làm cho sụn bị giảm về mặt chất lượng và khó tái tạo. Mức độ tưới máu ít dần từ đó làm cho xương bị giòn, dễ vỡ, lâu dần gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng.
Thói quen
Những thói quen xấu như ngồi chưa đúng tư thế, làm việc, hoạt động không đều hai bên liên tục trong thời gian dài. Điều này sẽ làm cho việc phân bổ lên các cơ và khớp không đồng đều dẫn đến thoái hóa.
Tai nạn, chấn thương
Các rủi ro trong chơi thể thao như bị một đòn mạnh tác động vào chân, tai nạn lao động,… làm gãy chỏm xương đùi là những trường hợp gây tổn thương khớp háng nghiêm trọng. Dù có được điều trị tích cực thì cũng khó lấy lại chức năng như ban đầu, thay vào đó còn dễ có nguy cơ thoái hóa về sau hơn.
Di truyền
Gia đình có người bị thoái hóa khớp háng cũng là yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị mắc bệnh này hơn so với những người khác.
Không bổ sung đủ calci cho cơ thể
Chế độ ăn thiếu chất, không đủ calci dễ làm cho xương giòn, xốp,… và tăng nguy cơ thoái hóa.
Béo phì
Thừa cân là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Đối với khớp háng cũng vậy, cân nặng tạo áp lực lớn lên cơ thể cũng là nguy cơ gây thoái hóa.
Ngoài ra, có thể gặp những nguyên nhân khác
Khớp háng không được hình thành đúng cách.
Bệnh nhân bị mắc những khiếm khuyết ở sụn ngay từ lúc mới sinh.
3. Triệu chứng hay gặp ở bệnh
- Dáng đi bị thay đổi do khớp háng chịu nhiều áp lực, làm cho bệnh nhân khó đi đứng như bình thường. Đi khập khiễng là dấu hiệu thường thấy.
- Bắt đầu xuất hiện những cơn đau ở vùng háng, bẹn, sau đó lan ra đùi, mông. Một số trường hợp lan dần sang đau lưng, cột sống. Các cơn đau tăng dần theo thời gian, cả khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.
- Các hoạt động thường ngày bị hạn chế, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và tê cứng vùng khớp háng.
- Co duỗi chân gặp khó khăn.
- Tình trạng đau nhiều hơn, đặc biệt là lúc mới ngủ dậy và về chiều tối.
- Các động tác thường ngày như ngồi, gập người, đi vệ sinh,… không thể thực hiện được vì cảm thấy đau nhói.
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa khớp háng như thế nào
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng kể trên cộng với các kĩ thuật xét nghiệm cận lâm sàng để nhận biết tình trạng thoái hóa khớp háng như:
- Chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI.
- X-quang thấy các dấu hiệu của thoái hóa khớp háng như hẹp ở khe khớp, khuyết xương, có gai ở chỏm xương đùi và xương chậu,…
Điều trị bệnh
Điều trị nội khoa
- Các thuốc làm giảm tình trạng đau, chống viêm như Acetaminophen, Diclofenac, Ibuprofen,…
- Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ đi lại, vận động như nạng, gậy chống,…
- Vật lý trị liệu: Tham khảo ý kiến của chuyên gia để có những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh giúp tăng độ linh hoạt của khớp, cơ bắp, lưu thông máu tốt hơn.
Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật thay khớp háng một phần được chỉ định khi bị mòn sụn và hư một phần ở cấu trúc này.
- Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần áp dụng khi bệnh nhân bị mất hoàn toàn chức năng vận động. Đây là phương pháp dùng khớp háng nhân tạo để thay thế cho phần khớp háng bị hư không có khả năng phục hồi.
Dựa vào y học cổ truyền
Sử dụng một số cách chữa thoái hóa khớp háng bằng đông y như:
- Áp dụng các bài thuốc từ đinh lăng, gừng hoặc lá lốt giúp tăng tác dụng giảm đau.
- Châm cứu để cân bằng khí huyết, tăng lưu thông máu, kích thích tạo Endorphin tự nhiên giúp làm dịu cơn đau nhức.
- Bấm huyệt, xoa bóp để tăng chức năng tuần hoàn, làm giãn cơ, giảm đau nhức do thoái hóa.
5. Một số bài tập chữa đau khớp háng hiệu quả
Dưới đây là một số bài tập tham khảo:
Bài tập 1
Tư thế đứng cách chân một khoảng bằng hai vai, tay chống vào hông. Sau đó xoay mông về phía bên trái rồi đổi ngược lại 5 – 7 vòng.
Tác dụng: Luyện động tác này mỗi ngày giúp cho các khớp giảm xơ cứng, tăng độ dẻo dai, ngăn ngừa quá trình thoái hóa.
Bài tập 2
Tư thế đứng với gót chân khít nhau, tay chụm vào, cúi người xuống thấp, giơ hai tay chạm đất. Sau đó thẳng người, ưỡn lưng, hai tay đưa ra sau, hít vào tối đa. Xoay đầu qua lại nhiều lần rồi từ từ thở ra, thả lỏng. Lặp lại bài tập này 6 – 10 lần mỗi ngày.
Tác dụng: Bài tập này làm giãn cơ giúp hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân.
Bài tập 3
Tư thế nằm nghiêng, tay vòng qua bụng, tiến hành nâng chân lên, sau đó hạ xuống. Lưu ý không nâng chân quá cao, hai chân chỉ nên tạo với nhau một góc 45o. Thở mạnh khi nâng chân lên và hít sâu vào lúc hạ xuống. Lặp lại động tác 10 – 15 lần mỗi chân.
Tác dụng: Bài tập này làm mạnh phần cơ đùi ngoài và mông. Tăng sự vận động của khớp háng và tuần hoàn máu giúp giảm đau, phù nề.
Bài tập 4
Tư thế nằm thẳng, chân và tay duỗi. Sau đó co chân lên, phần cẳng chân và xương đùi tạo một góc 90o. Giữ trạng thái này từ 2 – 3 giây sau đó từ từ trở lại vị trí ban đầu. Lưu ý khi đưa chân lên thì thở mạnh ra và ngược lại. Tập nhẹ nhàng, không tập quá nhanh, mạnh dễ gây tổn thương cho vùng khớp háng. Mỗi một bên chân thì tập từ 10 – 12 lần.
Tác dụng: Bài tập này giúp tăng vận động các cơ, cải thiện chức năng tuần hoàn máu ở khớp. Giảm đau, phù nề, hạn chế tình trạng sưng cho bệnh nhân đặc biệt phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp háng.
Bên cạnh các biện pháp điều trị thì việc luyện tập cộng với chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng đạt được hiệu quả hơn khi bị thoái hóa khớp háng. Những người trẻ tuổi cũng nên tham khảo để hình thành thói quen sinh hoạt đúng đắn cho mình, tránh các bệnh xương khớp về sau.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt