Thoái hóa khớp háng và cách điều trị bạn nên quan tâm

Thoái hóa khớp háng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này cũng tấn công những người trẻ tuổi vì nhiều nguyên nhân. Có thể là do sinh hoạt và duy trì những thói quen không lành mạnh hoặc là do những biểu hiện của bệnh lý. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị tới các bạn đọc.

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Chúng ta có thể hình dung khớp háng được bọc bởi 1 lớp sụn, khi lớp sụn này còn các đốt thì nó có vai trò là lớp hấp thụ bớt các chấn thương, các chấn động khi chúng ta cử động và đi đứng. Khi lớp sụn này bị bào mòn dần đi, đến khi lúc nó bị mòn hoàn toàn thì làm cho 2 đầu xương cạ trực tiếp vào nhau. Khi đó nó bắt đầu gây đau và làm giảm đi mức độ vận động của khớp háng. Nặng hơn nữa thì nó sẽ làm cho người bệnh trở thành tàn phế do không thể đi đứng được bình thường và ngồi xe lăn và phải dùng các dụng cụ hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày.

thoai-hoa-khop-hang4
Hình ảnh thoái hóa khớp háng

2. Nguyên nhân tại sao chúng ta bị thoái hóa khớp háng?

Hiện tại các nhà khoa học chưa tìm thấy chính xác các nguyên nhân làm cho chúng ta bị thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên trong y văn người ta có thấy có 1 số yếu tố hoặc là 1 số điều kiện có thể dẫn tới bệnh thoái hóa khớp háng như sau:

Trước hết đó là vấn đề về tuổi tác: Người ta nghiên cứu thấy rằng số tuổi càng lớn dần lên thì có nhiều người mắc bệnh Thoái hóa khớp háng trong cộng đồng nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi.

thoai-hoa-khop-hang2
Tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp háng càng cao

Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa là chấn thương. Những chấn thương mà có thể dẫn đến thoái hóa khớp háng đó là một số loại gãy xương ở đầu chân xương đùi. Bao gồm có gãy cổ xương đùi, gãy vùng mấu chuyển xương đùi. Những loại gãy xương này thì thường gặp ở những người lớn tuổi. Khi bị gãy những xương này, mặc dù người bệnh đã được điều trị tốt bằng phương pháp mổ, kết hợp vật lý trị liệu đầy đủ và xương đã liền thì vẫn có một số trường hợp để lại di chứng là thoái hóa khớp háng.

Bên cạnh đó thì thoái hóa khớp háng có thể gặp ở 1 số bệnh lý khác. Ví dụ như hoại tử chỏm xương đùi, cũng như đầu xương đùi to bẹt – Coxa Plana. Thì những loại bệnh lý này thường xảy ra ở những người trẻ tuổi hơn, thậm chí cả những người ở độ tuổi thanh niên. Chính vì vậy mà tại sao mà chúng ta vẫn thấy bệnh thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Những bệnh lý khác như dư thừa trọng lượng, chấn thương thể thao ở những người hoạt động thể thao cường độ mạnh cũng gây ra bệnh thoái hóa khớp háng.

3. Làm thế nào để biết mình có bị thoái hóa khớp háng?

Để nhận biết thoái hóa khớp háng thì chúng ta cũng cần xem mình đã bị bệnh ở giai đoạn nào. Nếu bệnh mới chớm bị thì sẽ có cảm giác là đau mỏi ở vùng háng, có khi đau ở mông, đùi hoặc ở khớp gối. Đau thường xảy ra lúc người bệnh mới ngủ dậy, hoặc bước xuống giường hoặc khi đứng dậy đột ngột. Thường đi lại được 1 lúc hoặc ngồi được 1 lúc thì thì thấy bớt đau hơn. Đau có thể xuất hiện về đêm khi chúng ta đang ngủ hoặc khi chúng ta đột ngột ngồi dậy để đi lại.

Khi bệnh tiến triển nặng lên thì chúng ta thấy đau thường xuyên hơn. Đau ban đầu có thể là đau mỏi sau đó người bệnh có thể là đau nhói lên từng đợt trong nhiều ngày liền. Hiện tượng đau này sẽ tăng lên khi chúng ta phải đi xa, đi nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Khi chúng ta ngồi nghỉ 1 thời gian sẽ không thấy đau nữa. Nếu ở giai đoạn nặng, triệu chứng đau sẽ thường xuyên hơn.

4. Hướng điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng như thế nào?

Việc điều trị thoái hóa khớp háng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khi bệnh xảy ra ở giai đoạn sớm, khi đó còn bị nhẹ thì vấn đề điều trị bao gồm có 1 số phương pháp về vật lý trị liệu. Ví dụ như phương pháp chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại và các biện pháp khác. Ngoài ra thì cũng cần phải áp dụng thay đổi lối sống lành mạnh như vận động nhiều hơn, dinh dưỡng hợp lý. Mục đích chính là để giảm cân, từ đó giảm áp lực lên khớp háng của cơ thể.

Khi mà bị tiến triển nặng hơn, sang giai đoạn trung bình. Là giai đoạn mà các triệu chứng đau khớp háng xảy ra thường xuyên hơn. Khi đó bệnh nhân có thể cần dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường hoặc là loại thuốc kháng viêm. Những thuốc này cần kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm nào cũng có những tác dụng phụ. Nếu chúng ta dùng lâu dài, nó sẽ gây đau loét dạ dày, gây hại cho gan và những tổn thương khác. Do đó chúng ta không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng trong giai đoạn có biểu hiện đau thôi.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn nữa thì bệnh mới bắt đầu gây đau nhiều. Thông thường bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên. Nhưng lúc này các lớp sụn đã bị mòn dần như hoàn toàn. Các đầu xương nó cạ vào nhau làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi vận động hoặc khi di chuyển. Từ đó giảm khả năng sinh hoạt và di chuyển hơn. Lúc này phương pháp cần điều trị là phẫu thuật, mục đích làm làm thay cơ quan bị tổn thương bằng 1 khớp háng nhân tạo. Thuật ngữ chuyên môn là thay khớp háng toàn phần.

thoai-hoa-khop-hang1
Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây khó khăn khi vận động

5. Một số bài tập sẽ giúp quá trình điều trị tốt hơn

Chúng ta có thể áp dụng số bài tập nhằm mục đích làm căng giảm khớp háng. Những bài tập này hỗ trợ cho bệnh nhân trong việc điều trị thoái hóa khớp háng ở giai đoạn sớm và trung bình, sau đây là bài tập co khớp gối mà bạn có thể áp dụng dễ dàng.

Bạn nằm ngửa hoàn toàn lên giường hoặc thảm, sau đó bạn để chụm 2 chân lại với nhau. Sau đó co cùng lúc 2 chân, co từ từ sát vào bụng, làm thật chậm. Sau đó 2 tay ôm 2 đầu gối, cố ép sát đầu gối vào bụng. Cho đến khi nào chúng ta cảm thấy khớp háng căng là có tác dụng. Chúng ta để yên như vậy, đếm từ 1 đến 10. Sau đấy giãn ra, lặp lại động tác 10 – 15 phút.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích cho bạn đọc, bạn đọc có thể hiểu hơn tình trạng bệnh của mình và phối hợp các các bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7