Thoái hóa khớp: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, bệnh có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp? Biện pháp phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi (độ tuổi trên 70 chiếm tới 80%). Người bệnh bị thoái hóa khớp thường có triệu chứng đau khớp, khả năng vận động bị hạn chế, sưng cứng khớp hay biến dạng khớp. Những người thừa cân béo phì, dị dạng khớp, chấn thương khớp, lao động nặng khi còn trẻ thì đến độ tuổi trung niên hay về già cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thoái hóa khớp thường do những nguyên nhân sau:
1.1. Tuổi tác
Khi tuổi cao, các mô khớp, sụn khớp sẽ bị mất dần tính đàn hồi và dần dần sẽ dẫn đến hiện tượng khô cứng, bào mòn thậm chí là nứt, rách. Khi người bệnh thực hiện những vận động thì sụn khớp sẽ va vào đầu xương dẫn đến đau đớn, hoại tử.
Những người bị thoái hóa xương khớp thường ở độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở đi) nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa (những người thanh niên cũng có thể mắc bệnh). Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể phủ nhận rằng, tuổi tác chính là nguyên nhân thoái hóa xương khớp.
1.2. Di truyền
Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp thường gặp nữa đó là yếu tố di truyền. Theo các chuyên gia, nếu gia đình có người đã từng mắc bệnh này thì nguy cơ một người ở thế hệ sau cũng bị bệnh là rất cao.
1.3. Chấn thương
Tính chất công việc mang vác nặng, tại nạn xe, chơi thể thao mạnh,… là chấn thương và đó cũng là nguyên nhân thoái hóa xương khớp. Những chấn thương này nếu không được giải quyết triệt để khi bị rách, vỡ sụn, trật khớp, tổn thương dây chằng,… để lâu sụn khớp sẽ bị bào mòn và dẫn tới hệ xương khớp bị ảnh hưởng.
Những hậu quả chấn thương này khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Do đó, để hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp do chấn thương, bạn cần hết sức chú ý, hạn chế để chấn thương xảy ra để đảm bảo cho sức khỏe, cuộc sống.
1.4. Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì sẽ gây nên rất nhiều bệnh trong đó có thoái hóa khớp. Khi trọng lượng cơ thể tăng đột biến, nó sẽ chèn ép lên các khớp xương khiến chúng bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa.
1.5. Giới tính
Nhắc đến nguyên nhân thoái hóa xương khớp thường gặp thì không thể không kể đến yếu tố giới tính. Số liệu thống kê cho thấy, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới. Nguyên nhân này có thể là do nữ giới phải trải qua quá trình sinh nở, mãn kinh ảnh hưởng tới hệ xương khớp.
Ngoài ra, nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp còn có thể do yếu tố dị dạng bẩm sinh, bệnh lý về xương khớp,.. Dù là nguyên nhân nào thì cũng cần phải nắm chắc để có thể tìm ra được biện pháp giải quyết bệnh sớm nhất.
2. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp hữu hiệu bạn không nên bỏ qua
Sớm phòng ngừa thoái hóa khớp là cách tốt nhất giúp bạn phải đối mặt với những hiểm nguy từ căn bệnh này. Tuy nhiên phòng tránh như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Vậy hãy cùng tham khảo những cách phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả dưới đây:
2.1. Điều chỉnh tư thế làm việc và sinh hoạt hàng ngày
Đây được xem là việc làm đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện để phòng chống thoái hóa khớp. Bởi tư thế và thói quen sinh hoạt, làm việc việc không đúng sẽ là tác nhân gây bệnh thoái hóa khớp. Hiện nay, nhiều bạn trẻ có tư thế nằm, đi đứng không đúng như gù lưng, hay “dán” mắt vào tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Do đó, để phòng tránh căn bệnh này cần thay đổi tư thế thường xuyên, tuyệt đối không được đứng, ngồi hay nằm quá lâu ở một tư thế.
2.2. Tránh mang vác vật nặng thường xuyên
Cách phòng chống bệnh thoái hóa khớp tốt nhất đó là cần hạn chế tôi đa công việc nặng nhọc, vận động nhiều ở tay và chân lại. Bởi thực tế có nhiều người trẻ nghĩ mình cho sức khỏe nên làm việc nặng quá sức thường xuyên, khiến cho khớp xương bị tổn thương và dễ thoái hóa và các bệnh về xương khớp về sau. Người làm việc trong môi trường bê vác nặng, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
2.3. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vào buổi sáng và chiều tối, là cách phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Những môn thể thao tốt cho hệ xương khớp toàn thân mà bất kì người bệnh nào cũng có thể thực hiện như: Yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe, đi bộ hay bơi lội,…
2.4. Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Thêm một cách phòng và chữa bệnh thoái hóa khớp nữa đó là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Nên ăn uống đầy đủ chất, cân bằng thành phần dinh dưỡng không quá thừa hay quá thiếu, nhất là canxi và các loại vitamin. Trong bữa ăn hàng ngày, cần bổ sung các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm từ cá, thịt, trứng, các loại hạt, ngũ cốc… Bên cạnh đó, cần hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhanh, mỡ động vật, rượu bia, thuốc lá…
2.5. Duy trì cân nặng ở mức ổn định
Thừa cân béo phì là nguyên nhân khiến cho sụn khớp dễ bị thoái hóa gấp 3-5 lần so với người có cân nặng trung bình. Do đó, để phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này, cần giữ cân nặng ở mức hợp lý. Việc giảm cân điều độ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, cũng như các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch…
2.6. Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ, sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện mầm mống gây bệnh thoái hóa khớp, cũng như các tổn thương ban đầu tại sụn khớp để ngăn chặn bệnh xảy ra.
Với những cách phòng ngừa thoái hóa khớp ở trên, sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, cần áp dụng sớm những cách phòng tránh trên càng sớm càng tốt.
Bài viết trên đây đã giúp trả lời câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại thông tin, chuyên gia tư vấn sẽ gọi lại tư vấn cho bạn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt