Thoái hóa khớp tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa bệnh

Ở người cao tuổi, hiện tượng thoái hóa khớp tay xảy ra phổ biến và khiến cho vận động bình thường của ngón tay, bàn tay diễn ra thiếu linh hoạt. Tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam theo thống kê chiếm đến 14% trên tổng số những người già. Và đây cũng là một trong những bệnh lý về thoái hóa khớp đứng hàng thứ tư về độ phổ biến. Vậy thoái hóa khớp tay là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa bệnh ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho những vấn đề này dưới đây.

1. Thoái hóa khớp tay là gì?

Thoái hóa khớp tay là tình trạng mà các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay của người bệnh bị rơi vào tình trạng thoái hóa. Các tổ chức sụn khớp ở những vị trí này bị mòn đi, xuất hiện nhiều vấn đề khác như các gai xương, các khối gồ…

Hình ảnh thoái hóa khớp tay

Thoái hóa khớp tay thường xảy ra ở các đối tượng người cao tuổi, từ trên 60 tuổi trở lên. Thế nhưng, theo các nhà khoa học thì ngay từ độ tuổi trên 50, một số những biểu hiện của bệnh có thể đã xuất hiện ở nhiều người nhưng không được chú ý đến.

Ngoài ra, theo các thống kê y tế, thì bệnh này thường xảy ra ở nữ giới với tỉ lệ là 75% và cao gấp khoảng hơn 3 lần so với nam giới.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp tay

Một số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp tay bao gồm:

2.1. Nguyên nhân tuổi tác

Tuổi tác được xem là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng khớp tay bị thoái hóa. Tuổi càng cao, tình trạng lão hóa diễn ra càng nặng thì các chức năng của sụn khớp tay cũng ngày càng suy yếu. 

Thoái hóa khớp tay do tuổi tác

Khi càng có tuổi thì lượng máu được đưa đến vùng khớp ngón tay, bàn tay nói chung bị suy giảm. Vì thế làm cho lượng dưỡng chất mà các tổ chức này cần cho các hoạt động bình thường không được đáp ứng đủ. Các tác động liên tục tới hệ khớp tay hàng ngày sẽ làm sức chịu đựng của sụn khớp ngày một yếu đi.

Mặt khác, khi tuổi cao, lão hóa tự nhiên sẽ khiến cho hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ thay đổi. Các tế bào sụn khớp cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề thiếu hụt estrogen này. Vì vậy, mà sinh ra thoái hóa.

2.2. Do tính chất công việc

Các đối tượng phải liên tục làm việc với bàn tay nhiều có nguy cơ mắc bệnh sớm và cao hơn. Đặc biệt, là ở bàn tay thuận phải vận động nhiều thì nguy cơ thoái hóa sẽ cao hơn bàn tay không thuận. Khả năng bị biến dạng cũng cao hơn nhiều.

2.3. Thoái hóa khớp tay do thiếu hụt canxi

Khá nhiều người gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Lượng canxi cung cấp cho cơ thể không đủ để đáp ứng cho quá trình phục hồi, tái tạo các mô sụn khớp tay bị tổn thương. Từ đó, sẽ là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp tay.

2.4. Do một số nguyên nhân khác

Sau khi bị gãy xương tay, bị viêm khớp dạng thấp, bị gout, bị đái tháo đường… thì khả năng xảy ra thoái hóa cũng sẽ cao hơn lúc bình thường. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng các khớp tay bị thoái hóa.

3. Các dấu hiệu của thoái hóa khớp tay

Khi có các dấu hiệu sau, rất có thể các khớp tay của bạn đã bị thoái hóa:

3.1. Đau và sưng ở vùng tay

Việc đau ở các ngón tay, bàn tay, cổ tay… là triệu chứng đầu tiên cho thấy khả năng sụn khớp ở tay đã và đang bị tổn thương do thoái hóa. Các cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ, nặng dần lên, nhất là khi bệnh nhân vận động. Còn khi nghỉ ngơi thì các cơn đau sẽ giảm đi.

Đau và sưng ở tay do thoái hóa khớp tay

Bên cạnh cảm giác đau thì bệnh nhân còn có thể nhận thấy tình trạng sưng nhẹ tại các vị trí đau. Tay là bộ phận khá đặc biệt, cấu trúc của tay không có nhiều thịt che phủ. Do đó, khi bị sưng viêm ở vùng sụn khớp, người bệnh hoàn toàn có thể nhận thấy hiện tượng sưng nhẹ.

3.2. Cứng khớp

Cứng khớp cũng là một triệu chứng rõ ràng giúp người bệnh nhận diện ra thoái hóa khớp tay. Các cơn cứng khớp tay thường sẽ đến khi người bệnh vừa ngủ dậy. Có thể là vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc cử động linh hoạt các khớp tay. Việc sinh hoạt thường nhật như cầm nắm đồ vật, thay quần áo, vệ sinh cá nhân,… trong lúc này cũng sẽ khó thực hiện.

3.3. Teo cơ 

Khi bệnh diễn tiến nặng, còn có thể xuất hiện tình trạng teo cơ. Cơ ở ngón tay, bàn tay, cổ tay sẽ dần dần bị teo nhỏ và biến dạng. Nguyên nhân có thể là do các chồi xương được sinh ra do quá trình thoái hóa khớp tay gây nên.

4. Phương thức chẩn đoán thoái hóa khớp tay

Để chẩn đoán chính xác được thoái hóa khớp tay, các bác sĩ sẽ hỏi thăm những biểu hiện mà bệnh nhân gặp phải, đồng thời thăm khám lâm sàng trực tiếp. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp chuyên sâu như chụp X-quang vùng ngón tay, bàn tay, cổ tay là không thể thiếu.

Chụp X-quang sẽ giúp phát hiện ra những dấu hiệu cơ bản và xác định chính xác được bệnh thoái hóa khớp tay:

  • Các gai xương.
  • Hiện tượng hẹp khe khớp.
  • Tình trạng đặc xương dưới sụn.
  • Các hốc xương.

Ngoài ra, tùy theo một số nghi ngờ của bác sĩ mà bệnh nhân có thể được tiến hành thêm một số các xét nghiệm cần thiết khác. Ví dụ như xét nghiệm máu lắng và tiến hành xác định RF.

5. Làm thế nào để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp tay?

Theo các chuyên gia, để có thể phòng tránh hiệu quả bệnh thoái hóa khớp tay, chúng ta nên:

  • Với những người ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, làm việc bằng tay nhiều thì nên hạn chế lao động nặng liên tục. Nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để các khớp tay có thời gian được nghỉ ngơi, phục hồi hợp lý.
  • Nên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ lao động hoặc thay thế cho việc sử dụng bàn tay trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Tránh việc các khớp tay phải chịu nhiều áp lực, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa.
  • Khi thức dậy, nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng tốt cho vùng khớp tay, giúp các khớp luôn dẻo dai, linh hoạt.
  • Có thể áp dụng biện pháp ngâm bàn tay vào nước ấm có pha chút muối trắng hoặc nước muối sinh lý ở dạng ấm. Hàng ngày vào lúc thức dậy và lúc đi ngủ sẽ ngâm từ 10 phút đến 15 phút để các khớp tay được thư giãn.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều canxi và khoáng chất tốt cho sụn khớp. Hạn chế những thực phẩm không tốt cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng thừa cân béo phì.
  • Nếu chẳng may bị các chấn thương ở vùng bàn tay, ngón tay hoặc mắc một số bệnh về chuyển hóa thì cần điều trị dứt điểm. Tuân theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ một cách nghiêm ngặt, tránh những biến chứng đáng tiếc, trong đó có thoái hóa khớp tay xảy ra.

Bàn tay là một trong những bộ phận phải vận động nhiều nhất trên cơ thể con người. Những áp lực mà nó phải chịu cũng lớn và thường xuyên. Vì vậy, nguy cơ thoái hóa khớp tay là hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, cần đi thăm khám và điều trị sớm. 

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7