Thoái hóa là gì? Ai là người dễ mắc bệnh thoái hóa?
Có thể bạn chưa biết, thoái hóa là biểu hiện của sự lão hóa cơ thể, nó không chỉ dễ thấy ở người cao tuổi mà còn xuất hiện cả ở độ tuổi trung niên. Bài viết này dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được chính xác thoái hóa là gì để có biện pháp phù hợp ngăn ngừa sự thoái hóa cho bản thân và những người xung quanh.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm: Thoái hóa là gì?
Thoái hóa là một thuật ngữ diễn tả sự biến đổi (tiêu giảm) của một bộ phận cơ thể theo thời gian độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con người. Bệnh thoái hóa rất phổ biến hay xảy ra với những người trong độ tuổi từ khoảng 35 trở lên. Tuy nhiên, với khí hậu, môi trường sống nhiều biến động như hiện nay, hiện tượng thoái hóa sẽ còn xuất hiện sớm hơn.
2. Một số bệnh thoái hóa thường gặp
Phần lớn, sự thoái hóa thường xảy ra ở các bộ phận liên quan đến cơ xương, khớp, hay cột sống,… các triệu chứng chung của bệnh thoái hóa là co cứng khớp và đau nhẹ đến nặng hơn sau khi không vận động hoặc hạn chế vận động trong thời gian dài, như nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm hiện tượng yếu ở tứ chi, co thắt cơ bắp, đau đầu và mất thăng bằng khi di chuyển,…
Thoái hóa cột sống:
Là chứng viêm xương khớp của cột sống, thường xuất hiện ở các vị trí vùng lưng (trên và giữa lưng), cổ và vùng thắt lưng. Bệnh liên quan chặt chẽ tới quá trình lão hóa xương do phải chịu nhiều áp lực xảy ra liên tục. Thoái hóa cột sống gây đau nhức thường xuyên và kéo dài âm ỉ, mọc gai ở những đốt sống, giảm khả năng vận động của người bệnh. Người bị bệnh thoái hóa dễ bị chóng mặt, mất ngủ, cơn đau có thể lan rộng sang các vùng khác trên cơ thể.
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao, nghề nghiệp lao động nặng, dân văn phòng, có tiền sử chấn thương cột sống, tiền sử phẫu thuật cột sống, tư thế lao động sai trong thời gian dài, di truyền,…
Thoái hóa đốt sống cổ
Là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh và tủy sống, dẫn đến trạng thái tê mỏi và đau nhức. Việc chèn ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể kéo theo thoát vị của nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống.
Trong quá trình nghiên cứu thoái hóa là gì ở cơ thể con người, y học đã thống kê có hơn 1,5 triệu người mắc bệnh thoái hóa cột sống mỗi năm. Trong đó, hơn 80% người mắc phải thoái hóa đốt sống cổ, độ tuổi dao động từ 55 tuổi trở lên.
Các triệu chứng chung đầu tiên của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là cổ cứng, khó xoay chuyển, dễ đau nhức khi cúi xuống, đau lan sang hai bên vai. Nếu không được chữa trị kịp thời, sự thoái hóa này có thể chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn khi xuất hiện các triệu chứng nặng như: đau đầu thường xuyên, tê nhức ở vùng trán, vùng chẩm đầu, đau từ gáy sang bả vai, đau một bên hoặc cả hai bên cánh tay, hoặc thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
Thoái hóa đĩa đệm
Là tình trạng thoái hóa hao mòn của đĩa đệm. Đĩa đệm mất tác dụng giảm xóc giữa các đốt sống hoặc xương cột sống. Dẫn đến người bệnh khó khăn hơn trong việc co giãn xương, cử động lưng không còn linh hoạt như trước. Đĩa đệm có cấu trúc nhân mềm và thành ngoài cứng, do vậy bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc rất dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị là hiện tượng thành đĩa đệm bị vỡ khiến lõi nhân bị đẩy ra ngoài, dễ bị đè ép lên các dây thần kinh xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng liệt.
Thoái hóa khớp
Là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhầy giúp bôi trơn giữa các khớp, từ đó gây ra tình trạng đau nhức và căng cứng khớp. Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính, xảy ra chủ yếu ở người trên 40 – sau 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa tự nhiên và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp gây ra. Bệnh thoái hóa khớp dễ gặp ở khớp gối, khớp háng, bàn tay và đốt ngón tay.
Những triệu chứng của thoái hóa khớp diễn biến khá thất thường và đa dạng, điển hình như: đau và cứng khớp, teo cơ và sưng phồng ở các khớp, cơn đau kéo dài khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ lạnh. Do tình trạng sụn và đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy giảm dẫn đến mối xương càng sát vào nhau, gây ra tiếng động của xương khi cử động. Nguy hiểm nhất là khi các khớp bị lệch khỏi trục, khiến mô xương gồ ghề, cong vẹo các bộ phận cơ thể.
Ngoài ra, sự thoái hóa còn xuất hiện ở cả vùng mắt, sự tổn thương võng mạc, khiến đôi mắt trong khô hơn, giảm thị lực rõ rệt, hình ảnh nhìn thấy mờ dần từ vùng trung tâm. Theo thống kê, phụ nữ và những người hút thuốc thường xuyên dễ mắc bệnh thoái hóa về mắt hơn. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
3. Ai là người dễ mắc bệnh thoái hóa?
So với trước đây, bệnh thoái hóa chỉ xuất hiện ở độ tuổi 50 trở lên, thì hiện nay sự trẻ hóa càng gia tăng ở triệu chứng thoái hóa. Nó xuất hiện ở tất cả đối tượng tham gia lao động trong xã hội, người lớn tuổi, người có tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương về xương:
- Người tham gia lao động nặng: Quá trình cử động và dùng lực mạnh thường xuyên và kéo dài khiến cơ xương và sụn khớp của họ mất dần khả năng chịu lực và đàn hồi. Thời gian hồi phục không đủ sẽ khiến sự thoái hóa càng thêm nghiêm trọng.
- Giáo viên giảng dạy: được xem là căn bệnh của nghề nghiệp khi họ phải duy trì tư thế đứng hoặc ngồi lâu trong quá trình giảng dạy, ít di chuyển. Mang giày cao gót nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến có khớp chân dễ tổn thương.
- Nhân viên văn phòng: tình trạng ngồi lì một chỗ với hơn 8 giờ mỗi ngày khiến họ dễ dàng mắc phải những nguy cơ tổn thương về xương, khớp, cột sống.
- Phụ nữ: khả năng mắc bệnh xương khớp cao hơn đàn ông bởi đặc tính sinh lý của giới, quá trình sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi bên trong cơ thể. Sau khi sinh con hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường mất đi lượng lớn canxi và vitamin, rất dễ dẫn đến bệnh thoái hóa.
Dù không tránh được sự lão hóa của cơ thể, nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa sự thoái hóa sớm bằng cách siêng năng luyện tập thể dục thể thao, giúp cơ thể vận động khỏe mạnh, mạch máu lưu thông, làm tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Hạn chế giữ nguyên một tư thế khiến cơ thể bị tê cứng, đau nhức.
Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ giúp bạn hiểu chính xác khái niệm thoái hóa là gì, nguyên nhân dễ mắc bệnh thoái hóa, để bạn có được cách sống lành mạnh bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt