Thoái hóa xương khớp nên ăn gì để cải thiện bệnh trạng?
Kết hợp với sử dụng thuốc là một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả. Vì thế, có nhiều người thắc mắc không biết thoái hóa xương khớp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe xương khớp? Vậy thì các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để đưa ra câu trả lời và hiểu biết thêm một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng nhằm cải thiện bệnh trạng theo hướng tích cực.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa xương khớp nên ăn gì?
Có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người bị bệnh xương khớp nên bổ sung hàng ngày để cải thiện tình hình. Với một số thực phẩm được khuyên dùng có thể kể đến như:
1.1. Các loại hạt và ngũ cốc
Nguồn thực phẩm là ngũ cốc và các loại hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu như: Lúa mì, đậu nành, ngô, yến mạch, hạt lanh, hạt vừng, hạt lạc… Vì thế, sẽ giúp cho quá trình oxy hóa ở xương khớp chậm lại đáng kể và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Việc bổ sung ngũ cốc đều đặn còn mang lại hiệu quả trong việc chống viêm, giảm sưng tấy khi bị thoái hóa xương khớp.
1.2. Dầu oliu
Dầu oliu là một trong những loại thực phẩm được nhiều người thoái hóa khớp ưu tiên sử dụng. Trong thành phần của loại dầu này có chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm các cơn đau. Người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng sưng tấy do thoái hóa hiệu quả nếu duy trì sử dụng.
1.3. Các loại nước xương
Nếu bạn còn chưa biết thoái hóa xương khớp nên ăn gì thì có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng tuần các loại nước xương do trong đó có nhiều collagen, canxi. Vì thế, việc bổ sung thực phẩm này sẽ giúp hệ xương khớp thêm chắc khỏe và tăng cường cấu trúc ở ổ khớp.
Ngoài nước xương lợn, có thể thay đổi bằng sườn bê, sườn bò để bổ sung nguồn chondroitin hay glucosamine có lợi cho xương khớp.
1.4. Các loại rau quả và trái cây tươi
Chất chống oxy hóa có trong rau quả và trái cây tươi vô cùng dồi dào. Chính vì thế, nguồn thực phẩm này có tác dụng trong việc phòng chống viêm nhiễm và xoa dịu các cơn đau đáng kể.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và công việc mà chế độ ăn uống ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Ở người trưởng thành nên dung nạp từ 1 – 2 ly trái cây và 2 – 3 chén rau mỗi ngày.
Đặc biệt, những người thoái hóa khớp nên bổ sung các loại trái cây thuộc nhóm sau:
- Màu đỏ: Cà chua, củ cải đỏ, quả anh đào…
- Màu cam: Đu đủ, bí, cam, cà rốt, khoai lang…
- Màu xanh đậm: Rau xanh, bông cải xanh, rau bina,…
- Màu vàng: Chuối, bí ngô…
1.5. Thực phẩm giàu protein
Protein hay còn được gọi là chất đạm, có tác dụng quan trọng trong việc cải thiện chức năng của hệ xương khớp. Những thực phẩm giàu protein có nhiều trong các loại hạt, đậu và thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu,… Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên protein có nguồn gốc thực vật bởi đạm động vật có hàm lượng acid béo bão hòa ảnh hưởng không tốt cho xương khớp.
1.6. Acid béo
Thoái hóa xương khớp nên bổ sung các loại acid béo vào khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là omega 3. Hoạt chất này được tìm thấy nhiều ở các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu… Không chỉ tốt cho người bị thoái hóa mà chất này còn tốt cho sức khỏe tất cả mọi người.
Đối với những người có tiền sử thoái hóa khớp sẽ cải thiện được tình trạng viêm, giảm sưng tấy và tăng cường chất nhờn cho ổ khớp. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mỗi khi vận động hay đi lại sau khi bổ sung đều đặn nguồn axit omega 3.
Ngoài ra, acid béo còn tốt cho chức năng của hệ tim mạch nên chúng ta cần bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hàng ngày. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 lần món được chế biến từ cá để nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh.
1.7. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sẽ là thiếu sót nếu không cho sữa vào danh sách thoái hóa xương khớp nên ăn gì. Hàm lượng canxi và vitamin D trong sữa sẽ giúp tăng cường mật độ cho xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Sự thiếu hụt của canxi chính là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp hoặc loãng xương. Vì thế, hãy bổ sung sữa và các chế phẩm của sữa hàng ngày để cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp.
1.8. Các loại gia vị thường dùng trong nhà bếp
Gừng, hạt tiêu, bột nghệ, lá lốt… là những chất có tác dụng hiệu quả trong việc chống viêm, tăng cường lưu thông và tái tạo ổ khớp. Do đó, khi chế biến món ăn, các bạn nên bổ sung các loại gia vị này để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện các vấn đề về xương khớp.
2. Nguyên tắc quan trọng cho người bị thoái hóa xương khớp
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về thoái hóa xương khớp nên ăn gì thì các bạn cũng cần nắm được những nguyên tắc quan trọng sau để tốt cho bệnh trạng:
2.1. Duy trì cân nặng ở mức bình thường
- Xương khớp có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ các cơ quan và bộ phận phía trên của cơ thể. Do đó, việc giữ cân nặng ổn định sẽ giúp giảm gánh nặng lên hệ xương khớp.
- Để duy trì được cân nặng ở mức lý tưởng đòi hỏi các bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Nên bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chủ yếu là các loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa…
2.2. Những thực phẩm cần tránh
Khi bị thoái hóa xương khớp, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm sau để không làm cho bệnh tình trở lên trầm trọng hơn:
- Thịt đỏ gây nên tình trạng viêm nặng hơn, trong đó còn là nguyên nhân sinh bệnh mãn tính khác như tim mạch, huyết áp…
- Đường và đồ ngọt khiến cho cân nặng tăng nhanh mất kiểm soát, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều photpho sẽ làm cho canxi bị giảm đi đáng kể, gây loãng xương và tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp.
2.3. Kết hợp chế độ rèn luyện hợp lý
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì còn phải đưa ra chế độ rèn luyện thể dục thể thao hợp lý. Các động tác nhẹ nhàng, vừa sức kết hợp với hít sâu thở đều để cải thiện sự và duy trì sự linh hoạt của ổ khớp.
Trên đây là những giải đáp chi tiết thắc mắc thoái hóa xương khớp nên ăn gì. Hy vọng các bạn có thể tham khảo, áp dụng cho mình cùng những người thân yêu trong gia đình để có được sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt