Thoái hóa xương và những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Hiện nay, số ca nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa xương đang ngày một tăng. Hiện tượng xương thoái hóa đồng nghĩa với việc cấu trúc xương và chức năng của nó không còn nguyên vẹn. Tình trạng này gây ra khá nhiều vấn đề về sức khỏe cho người bệnh. Vậy các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp gì để chữa trị cho bệnh nhân? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết!

1. Thoái hóa xương và những thông tin sơ bộ về bệnh

Trước khi tìm hiểu về những phương pháp điều trị thoái hóa xương thông dụng hiện nay, hãy cùng tìm hiểu qua thông tin của bệnh: 

1.1. Nguyên nhân gây thoái hóa xương

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây thoái hóa xương có thể từ những khía cạnh sau:

  • Lão hóa tự nhiên do tuổi tác: Tuổi tác ngày một lớn, cơ thể sẽ lão hóa tự nhiên ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Trong đó, có lão hóa xương và điển hình là tình trạng xương bị thoái hóa.
Thoái hóa xương do lão hóa
  • Thoái hóa xương do từng gặp chấn thương: Trong đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày, hệ xương khớp của con người có thể vô tình gặp phải các chấn thương. Có thể ngay tại thời điểm đó, chấn thương được xử lý ổn thỏa. Tuy nhiên, về lâu dài, cấu trúc xương tại vị trí bị chấn thương không còn thực sự khỏe mạnh và bị thoái hóa dần.
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý về xương khớp như viêm xương, loãng xương,… cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa.
  • Do các yếu tố khác: Vấn đề dinh dưỡng kém, cân nặng quá tải, di truyền,… cũng có thể khiến xương bị thoái hóa sớm.

1.2. Các giai đoạn bệnh

Bệnh thoái hóa xương được chia thành 4 giai đoạn với những triệu chứng tổn thương của các vùng xương khớp bị thoái hóa khác nhau. 

  • Giai đoạn đầu tiên: Tình trạng xương bị thoái hóa ở giai đoạn 1 còn khá mờ nhạt. Những tác động của nó chưa ảnh hưởng đến người bệnh.
  • Giai đoạn thứ hai: Những tế bào xương và sụn bắt đầu bị bào mòn. Có thể đã xuất hiện các gai xương với kích cỡ nhỏ. Cảm giác hơi đau nhẹ và khi lao động mạnh thì đau tăng hơn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể vận động bình thường bởi các bao dịch vẫn cung cấp đầy đủ chất nhờn và dưỡng chất cho xương khớp.
  • Giai đoạn thứ ba: Những gai xương đã phát triển lớn dần và tác động đến các mô xung quanh, gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Các đầu xương cũng bị bào mòn, đồng thời bao dịch đã không còn hoạt động bình thường như trước.
  • Giai đoạn thứ tư: Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất, khi mà các gai xương đã có kích thước rất lớn, các đầu xương đã bị bào mòn đáng kể. Khả năng phục hồi của người bệnh ở giai đoạn này là không cao.
Thoái hóa xương gây đau đớn cho người bệnh

2. Phương pháp điều trị thoái hóa xương

Tùy thuộc vào các yếu tố sau ở bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những biện pháp phù hợp nhất để điều trị:

  • Giai đoạn bệnh.
  • Vị trí bị thoái hóa gây đau nhức.
  • Khả năng vận động của bệnh nhân.
  • Khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của mỗi bệnh nhân.
  • Người bệnh có đang bị hoặc đang sử dụng các loại thuốc nào để điều trị các bệnh khác không.
  • Nhu cầu về tính hiệu quả của việc điều trị ở từng bệnh nhân.

Mục tiêu điều trị đưa ra là giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh. Đồng thời, đem lại tối đa khả năng vận động, sinh hoạt bình thường ở các vị trí thoái hóa. Theo đó, các phương pháp để điều trị thoái hóa xương sẽ bao gồm:

2.1. Phương pháp điều trị y tế bằng vật lý trị liệu

Với các bệnh nhân mắc thoái hóa xương mức độ nhẹ và ở giai đoạn đầu, các biện pháp điều trị vật lý sẽ được ưu tiên sử dụng. Các biện pháp đó sẽ có tác dụng giúp người bệnh giảm sự sưng viêm và cảm giác đau nhức tại vùng bị thoái hóa. Chúng bao gồm:

  • Biện pháp chườm nóng.
  • Dùng xung điện.
  • Sử dụng máy phát sóng ngắn.
  • Sử dụng đèn hồng ngoại để chiếu lên vùng bị bệnh.
  • Xoa bóp, massage, bấm huyệt.
  • Áp dụng các bài tập luyện cơ và khớp.
Xoa bóp điều trị thoái hóa xương

Khi sử dụng những biện pháp trên, người bệnh cũng cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý. Không thực hiện những động tác mạnh ảnh hưởng đến vùng xương thoái hóa đang điều trị. Việc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu có thể sẽ được kết hợp cùng nhau hoặc cùng với một số biện pháp điều trị khác.

2.2. Sử dụng các loại thuốc Tây y

Với những bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các cơn đau mạnh và dai dẳng thì việc sử dụng thuốc đề điều trị là cần thiết. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng viêm.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ.
Thuốc Tây y điều trị thoái hóa xương

Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm truyền, uống hoặc bôi, dán tùy thuộc vào sự kê đơn của bác sĩ dựa trên tình hình bệnh trạng của bệnh nhân. Những loại thuốc trên thường sẽ có tác dụng tức thì, làm giảm ngay các triệu chứng sưng viêm, đau nhức cho người bệnh. 

Tuy nhiên, thuốc Tây sẽ mang lại cho người bệnh một số những tác dụng phụ như ảnh hưởng đến gan, thận; buồn nôn, mệt mỏi…. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dụng thuốc. Không được tự ý dừng hay thay đổi liều lượng, loại thuốc dưới bất cứ hình thức và lý do nào.

2.3. Phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa xương

Với những người bị thoái hóa xương ở giai đoạn nặng, các cấu trúc xương và khớp đã bị biến dạng nghiêm trọng. Người bệnh không thể cử động được và có nhiều vấn đề liên quan khác. Trong những trường hợp này, gần như là không thể can thiệp bằng những biện pháp thông thường được nữa. Chỉ có phẫu thuật mới có thể phần nào hỗ trợ cải thiện bệnh trạng cho bệnh nhân.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa xương (ảnh minh họa)

Mỗi bệnh nhân sẽ có những diễn tiến và tình trạng bệnh khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phẫu thuật như thế nào cần phải dựa trên bệnh trạng thực tế. Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các biện pháp phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật nội soi điều trị dưới khớp: các khớp xương sẽ được tiến hành cắt lọc, bào và rửa trong quá trình phẫu thuật, loại bỏ các gai xương, các cấu trúc sụn bị lệch…
  • Phẫu thuật khoan kích thích quá trình tái tạo xương.
  • Phẫu thuật cấy ghép các tế bào sụn.
  • Biện pháp mổ thay khớp.

2.4. Các biện pháp khác

Ngoài những phương pháp điều trị kể trên thì ngày nay, có một số biện pháp khác cũng đang thể hiện rõ tính hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoái hóa xương. Đó là:

Liệu pháp tế bào gốc

Đây là một biện pháp được cho là có tính an toàn cao hơn so với phẫu thuật. Thế nhưng, tính hiệu quả trong thời gian dài của bệnh lại không được đánh giá cao. Đồng thời, chi phí của biện pháp này cũng không hề thấp mà người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ không đáp ứng thuốc.

Sử dụng thuốc Đông y

Có khá nhiều bài thuốc Đông y được cho là có tính hiệu quả cao đối với việc điều trị thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc và tìm đến những cơ sở uy tín, có chuyên môn để điều trị cũng như có các bài thuốc phù hợp.

Mong rằng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về thoái hóa xương và các biện pháp điều trị cơ bản. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe xương khớp tốt!

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7