Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không? Có nên áp dụng không?

Có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nhằm giảm đau và cải thiện bệnh trạng. Trong đó, thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không đang là thắc mắc của rất nhiều người. Vì thế, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết bên dưới.

1. Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?

Đĩa đệm bị thoát vị xảy ra khi tình trạng đĩa đệm bị tổn thương và bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai và trong mọi lứa tuổi khác nhau. Lúc này, vị trí của đĩa đệm sẽ bị dịch chuyển ra khỏi vị trí vốn có của nó và khiến cho những áp lực phân bố không đồng đều lên các bao xơ. Kết quả là các cơ dọc cột sống bị co lại nên cột sống không đảm bảo sự trụ vững.

thoat-vi-dia-dem-bam-huyet-co-khoi-khong_1
Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn cho người bệnh

Nếu tình trạng đĩa đệm bị thoát vị kéo dài sẽ gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng vận động. Từ đó, khiến cuộc sống, sinh hoạt bị ảnh hưởng và đến một lúc nào đó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Vì thế, thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện sớm và thực hiện những biện pháp làm giãn cơ, giúp đĩa đệm được điều chỉnh về vị trí ban đầu. Trong khi đó, bấm huyệt, xoa bóp là giải pháp giúp hệ cơ – xương cũng như hệ thống dây thần kinh dọc cột sống được giải phóng. Vì thế, sẽ giúp đĩa đệm được điều chỉnh về vị trí ban đầu, thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm giãn cơ, chống viêm và giảm đau hiệu quả.

Bấm huyệt sẽ giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đạt kết quả tốt nếu như phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn nhẹ. Thậm chí, còn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nếu như được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa và trong giai đoạn sớm.

2. Những trường hợp nên áp dụng bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt là phương pháp được đánh giá là an toàn trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chỉ những đối tượng sau mới nên áp dụng cách này để cải thiện tình trạng đĩa đệm bị thoát vị:

  • Những người mới bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu. Lúc này, đĩa đệm chỉ bị phồng hoặc lồi và gây ra các tổn thương nhẹ.
  • Những người bị thoát vị lệch bên hay thoát vị đĩa đệm loại I, II, III dựa theo phân loại Wood.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nhưng có cơ thể khỏe mạnh. Như vậy, mới có thể chịu được những tác động mạnh lên đĩa đệm và cột sống.
thoat-vi-dia-dem-bam-huyet-co-khoi-khong_12
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cần thực hiện đúng đối tượng

Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không ngoài áp dụng đúng đối tượng thì hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là cơ địa của từng người, mức độ bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp này ghi nhận đạt được là khá cao.

3. Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, người bệnh không tự thực hiện tại nhà để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, việc bấm huyệt chữa bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

3.1. Xác định chính xác các huyệt

Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không phụ thuộc rất lớn vào việc xác định huyệt cần bấm phải thực sự chính xác. Đây là nguyên tắc đầu tiên trước khi thực hiện bấm huyệt. Theo đó, để điều trị đĩa đệm bị thoát vị đĩa đệm thì các huyệt cần được xác định bao gồm:

  • Huyệt thận du (B23) và huyệt hồn môn (B47): Hai huyệt này nằm ở vị trí thắt lưng và thuộc bàng quang kinh. Vị trí của huyệt nằm ở hai bên cột sống và được xác định ở dưới xương thứ 9 ngang ra, vuông góc khoảng 3 đốt ngón tay.
  • Huyệt dương cương (B48): Vị trí của huyệt nằm ở khu vực hông của cơ thể. Theo đó, trong bàng quang kinh thì đây là huyệt thứ 48. Để xác định huyệt, chúng ta sẽ tính từ dưới đốt thứ mười ở hai bên cột sống nhưng ngang sang ba đốt.
  • Huyệt hoàn khâu (G30): Vị trí của huyệt được xác định ở hai cánh mông. Tuy nhiên, huyệt sẽ chếch ra bên ngoài cánh mông nhiều hơn.
  • Huyệt hợp cốc (LI4): Vị trí huyệt được xác định thuộc mu bàn tay và ở ngay trung tâm xương đốt bàn tay.
  • Huyệt chi câu (LU6): Vị trí huyệt nằm giữa xương hẹp với xương quay, thuộc khu vực cẳng tay.
  • A thị huyệt: Huyệt này không có vị trí cố định. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ xác định huyệt này bằng cách ấn vào vùng da thịt ở vị trí đốt sống bị đau nhức. Nếu vị trí nào người bệnh thấy đau nhức nhất thì đó là A thị huyệt.

3.2. Trước khi bấm huyệt cần thư giãn cột sống

Thư giãn cột sống trước khi bấm huyệt được coi là động tác khởi động. Theo đó, để làm tốt việc này thì người bệnh cần có thêm sự hỗ trợ của một người nữa. Lúc này, người bệnh sẽ sử dụng gối thấp hoặc khăn mềm và nằm úp mặt xuống, kết hợp toàn chân tay cùng cơ thể thả lỏng hoàn toàn.

Người bấm huyệt sẽ tiến hành làm mềm các cơ bắp đang trong trạng thái căng cứng bằng cách thực hiện massage như sau:

  • Sử dụng bề mặt đệm thịt bàn tay và đầu ngón tay cái tiến hành day ấn từ vị trí cổ, hai vai đến dọc theo vùng lưng, xuống đến hai mông, mông. Lưu ý: Thực hiện day ấn theo chuyển động hình tròn.
  • Có thể gập các ngón tay lại hoặc sử dụng phần mu của bàn tay để lăn tròn dọc theo đường xương sống của người bệnh bằng chính đầu khớp tay của mình. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lực vừa phải, không dùng quá nhiều lực dễ làm đau bệnh nhân.
  • Bóp nhẹ hai vai hoặc từng vùng thịt mềm trên lưng của người bệnh bằng tay.
  • Tiến hành bấm huyệt tại các vị trí huyệt đã xác định ở bên trên. Tuy nhiên, việc bấm huyệt cần thực hiện xoa ấn từ thắt lưng xuống hông, mông và đến huyệt ở tay. Ban đầu sẽ sử dụng lực nhẹ ở đầu ngón trỏ, sau đó sẽ tăng dần cường độ cho người bệnh thích nghi.
thoat-vi-dia-dem-bam-huyet-co-khoi-khong_13
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

4. Những lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm muốn đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không tự thực hiện bấm huyệt tại nhà. Thay vào đó, bạn cần đến những cơ sở chuyên bấm huyệt, xoa bóp uy tín để được thực hiện đúng chuẩn từ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
  • Tuân thủ đúng liệu trình bấm huyệt của bác sĩ. Tuyệt đối không quá lạm dụng.
  • Để gia tăng hiệu quả, nên kết hợp bấm huyệt với những phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ như vật lý trị liệu, châm cứu, dùng thuốc…
  • Trong quá trình điều trị bệnh cần tránh lao động quá sức, mang vác nặng.
  • Chú ý thực hiện các tư thế ngồi, nằm, đứng hợp lý. Không nên duy trì một thư thế quá lâu mà cần có sự thay đổi thường xuyên.
  • Chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Người bệnh nên tăng cường sử dụng những thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp như rau xanh, trái cây tươi, xương hầm, thịt, tôm, cá hồi, trứng… 
  • Tránh sử dụng những thực phẩm gây hại như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời, gia tăng phản ứng viêm nhiễm và tốc độ lão hóa.

Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không và nên áp dụng trong những trường hợp nào đã được giải đáp trên đây. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao, cần phát hiện bệnh sớm và kết hợp thêm nhiều phương pháp điều trị khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7