Thoát vị đĩa đệm – Căn bệnh bạn không nên chủ quan khi mắc phải
Ngày xưa, thoát vị đĩa đệm thường chỉ gặp ở những người cao tuổi. Nhưng hiện nay, những người trẻ tuổi cũng rất dễ mắc phải bệnh này. Bệnh này được biết đến đồng thời gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị về bệnh thoát vị đĩa đệm qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về căn bệnh thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm cột sống được bao quanh là lớp vỏ hay còn gọi là bao xơ, ở giữa có nhân nhầy, là phần nằm giữa các đốt sống.
Đĩa đệm có thường chịu áp lực của cột sống đè lên. Vì vậy, chức năng chính của địa điệm là giảm áp lực cho cột sống, đồng thời tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chỉ đĩa đệm bị suy yếu chức năng hoặc bị tổn thương. Lớp vỏ bao quanh đĩa đệm cột sống bị khô gãy, mòn hay bị rách làm cho phần nhân nhầy bên trong cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Vì thế gây nên việc chèn ép vào các rễ thần kinh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người như gây nên triệu chứng đau nhức và gây tê bì.
Trên thực tế, người bị bệnh này thường sẽ có những triệu chứng phổ biến như đau dây thần kinh tọa, đau nhiều lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.
2. Các giai đoạn của bệnh
Với từng giai đoạn khác nhau, triệu chứng và biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa điểm sẽ khác nhau như:
2.1. Giai đoạn 1: Lồi/ phình đĩa đệm
Giai đoạn này thì bơ xơ vẫn chưa xuất hiện triệu chứng gì và vẫn hoạt động bình thường, nhưng nhân nhầy ở giữa đã bắt đầu có xu hướng biến dạng.
Thường thì giai đoạn này sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ, không rõ ràng, vì vậy người bệnh khó phát hiện và rất dễ lầm tưởng với bệnh đau lưng bình thường.
2.2. Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm
Lúc này, bao xơ bao quanh đĩa đệm đã bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, tuy vậy nhưng nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ.
Triệu chứng của giai đoạn này, người bệnh có thể sẽ đối mặt với những cơn đau thắt lưng dữ dội và nhiều hơn giai đoạn 1. Nguyên nhân cũng bởi vì áp lực chèn ép lên dây thần kinh bắt đầu lớn hơn.
2.3. Giai đoạn 3: Thoát bị đĩa đệm thực thụ
Bao xơ bị rách, nhân nhầy ở giữa bị chệch khỏi vị trí ban đầu nhưng vẫn là một khối, tạo nên sự chèn ép vào dây thần kinh, vì thế mà người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng như rối loạn cảm giác, đau lưng dữ dội và nhiều, kèm theo đó là người luôn mệt mỏi, các hoạt động thường ngày như vận động và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.
2.4. Giai đoạn 4: Thoát vị địa điểm có mảnh rời.
Giai đoạn này rất nguy hiểm khi nhân nhầy bị chệch khỏi khối, tạo ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến cơ thể của người bệnh và thậm chí người bệnh có thể sẽ bị liệt người mãi mãi.
3. Triệu chứng thường gặp
Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm mà người bệnh thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị địa đệm cột sống cổ. Đây chính là 2 cột sống chịu nhiều áp lực và thường hoạt động nhiều nhất.
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí của thoái vị như thế nào sẽ có những ảnh hưởng đến thần liên và cơ xương liên quan sẽ có những biểu hiện và triệu chứng đặc trưng khác nhau.
3.1. Triệu chứng thoát vị đĩa điểm cột sống thắt lưng
Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:
- Vùng thắt lưng thường xuất hiện những cơn đau đột ngột, âm ỉ liên tiếp và đôi khi sẽ đau buốt từng cơn.
- Cơn đau trên thường sẽ đỡ hoặc biến mất hẳn khi người bệnh ngừng vận động và nghỉ ngơi.
- Cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động mệnh, hắt hơi hoặc ho, nằm nghiêng sẽ khiến cơn đau tăng nhiều hơn.
- Thường có xu hướng vẹo người hoặc nghiêng về một bên để giảm bớt đau.
- Đau dọc vùng mông, mặt sau và mặt trước của đùi, đôi khi phần mu bàn chân sẽ có cảm giác tê bì.
- Ở giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất sẽ có thể người bệnh không thể chủ động đi vệ sinh hoặc có thể bị bại liệt.
3.2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Đau dọc vùng gáy cổ.
- Cơn đau có thể diễn ra triền miên hoặc đôi khi sẽ ngắt quãng, đau nhiều khi người bệnh thực hiện xoay, cúi, nghiêng, ngửa cổ, ho hay là hắt hơi.
- Cơn đau lan rộng từ bả vai cho đến tay, tê bì bàn tay và cánh tay.
- Giảm lực của cơ tay và ảnh hưởng nhiều đến vận động và sinh hoạt hàng ngày
- Khi mắc bệnh trong thời gian mà không được điều trị sẽ dễ bị tê liệt vùng cổ.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm
Những nguyên nhân gây ra bệnh này đã được khoa học nghiên cứu như:
- Thường xuyên vận động, làm việc, lao động nặng và quá sức. Trong quá trình vận động, làm việc sai tư thế, vì thế mà cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.
- Chấn thương ở vùng lưng.
- Tuổi tác là nguyên nhân đa số gây ra bệnh này. Các bệnh nhân cao tuổi, quá trình lão hoá diễn ra liên tục làm cho cột sống và đĩa đệm bị mất nước và rất dễ bị tổn thương.
- Yếu tố di truyền.
- Do bẩm sinh hoặc là gặp phải những bệnh như gù vẹo cột sống và thoái hoá cột sống.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân cơ bản phải kể đến là:
- Do cân nặng của cơ thể, với cơ thể có trọng lượng và cân nặng càng lớn thì sức ép lên đĩa đệm cột sống càng cao, nhất là vùng thắt lưng sẽ bị áp lực lớn.
- Do nghề nghiệp, tính chất công việc: Với những người thường làm công việc chân tay, sử dụng cơ thể để mang vác những vật nặng, làm việc sai tư thế thì khả năng mắc bệnh này rất cao.
5. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Như bạn đã biết, bệnh thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm đối với sức khoẻ của con người, ảnh hưởng nhiều đến quá trình vận động và sinh hoạt của bạn. Chính vì thế, bạn nên biết cách để phòng ngừa bệnh này như sau:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ, chơi những môn thể thao phù hợp với cơ thể để tăng sức dẻo dai cho cột sống, điều này sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, đĩa đệm ổn định và giảm thiểu hẳn nguy cơ mắc bệnh.
- Làm việc vừa sức, chú ý mang vác đúng tư thế.
- Đảm bảo cơ thể cân đối, để giảm sức ép cho vùng cột sống và đĩa đệm.
6. Có thể điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng những biện pháp nào?
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên tránh những việc làm nặng gây ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm. Đồng thời bệnh nhân cũng phải sử dụng thuốc và có kế hoạch luyện tập để giúp giảm thiểu những triệu chứng. Những loại thuốc có thể để điều trị bệnh sẽ là thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm và thuốc giảm đau.
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân trong vòng vài tuần nếu bệnh nhân không có biểu hiện thuyên giảm thì lúc này bác sĩ sẽ xem xét đến biện pháp vật lý trị liệu.
Ngoài uống thuốc thì những biện pháp thay thế mà người bệnh có thể thực hiện để giảm thiểu bớt cảm giác đau như:
- Phương pháp kéo nắn xương khớp.
- Châm cứu.
- Mát – xa.
- Yoga.
Sẽ có một tỷ lệ nhỏ những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần dùng tới phẫu thuật để điều trị. Đó là các bệnh nhân có các triệu chứng như đi lại khó khăn, khó đứng, yếu cơ,… Về cơ bản thì nếu sau 6 tuần điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc và xem xét đến biện pháp phẫu thuật.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng nếu bạn muốn biết chính xác về vấn đề liệu bạn có đang mắc phải bệnh này hay không thì tốt hơn là bạn nên đến thẳng cơ sở y tế, bệnh viện để kịp thời khám và điều trị bệnh kịp thời bạn nhé.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt