Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa cổ đệm bị chệch ra khỏi vòng sợi, lệch đi nhiều so với vị trí ban đầu. Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không là mối quan tâm của nhiều người. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm tại cổ bị lệch ra khỏi vòng sợi, chệch đi khá nhiều so với vị trí ban đầu và đâm lấn vào hệ thống dây chằng, rễ thần kinh xung quanh gây đau, nhức. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tùy vào thể bệnh và mức độ chèn ép sẽ có dấu hiệu khác nhau:

1.1. Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dạng này thường bị đau và tê. Cơn đau lan nhanh xuống vai, cánh tay gây hạn chế vận động. Đáng chú ý, không ít người bệnh còn bị cơn đau leo thang lên vùng da đầu, xuất hiện cảm giác nhức nhối, khó chịu và mệt mỏi.

Người bệnh thường bị tê cẳng tay, bàn tay và các ngón tay khi đưa tay lên quá đỉnh đầu, sau khi làm việc nặng hoặc khi vận động sau khoảng thời gian dài ngồi lì. Nếu các ngón tay bị tê bì, rần rần, người bệnh có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Thi thoảng, cơn đau vùng cổ đau cháy như lửa đốt, người bệnh thậm chí không thể mặc áo hoặc để bất cứ vật dụng gì chạm vào vùng da đó.

1.2. Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)

Khớp xương tại cổ sẽ tế và yếu dần. Cơn tê nhức thường bắt đầu tại thân mình, nhất là vùng bụng trước, lan tới 2 tay và chân. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ này khiến người bệnh đi không linh hoạt, dễ vấp ngã khi đi lại. Cơ cổ bị yếu khiến các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức.

Theo thời gian, người bệnh vận động khó khăn, cơ thể mệt mỏi, bị táo bón hoặc cảm thấy tức ngực, khó thở. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ nhận thấy rõ khi người bệnh lên, xuống cầu thang hoặc hoạt động nhiều dẫn tới thở dốc, chân tay mỏi rã rời. Lúc này, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tủy trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Một người có bị thể thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở nhóm rễ hoặc nhóm tủy, nhiều khi là cả 2. Tức là, người bệnh có cả 2 nhóm triệu chứng mô tả ở trên. Đa phần, khi triệu chứng xảy đến và biến chứng nặng tới mức yếu cơ nhưng người bệnh hầu như không hay biết. Chỉ tới khi cơ bắp yếu dần, người bệnh không thể cầm nắm hay làm chủ hoạt động của mình, mới tiến hành đi khám và chụp chiếu X-quang.

2. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh nguy hiểm

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Thời kỳ khởi bệnh, nếu không thông qua chụp chiếu X-quang, người bệnh khó có thể xác định triệu chứng. Bởi vì, lúc này vị trí nhân nhầy bị lệch chưa đáng kể, người bệnh chỉ cảm thấy bị đau, tức nhẹ.

Theo thời gian, nhân nhầy xâm lấn và chèn ép sâu vào hệ thống dây thần kinh, dây chằng và ống tủy khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Cơn đau nhói lên khi người bệnh cúi, rướn hoặc quay người, khi vận động nhiều nhất là lúc lên xuống cầu thang. Nếu không kịp thời nhận biết và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm cổ dễ gây một vài biến chứng khiến người bệnh bị liệt và tàn phế suốt đời.

2.1. Chứng thiểu năng não

Cột sống là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác và vận động. Chỉ 1 ảnh hưởng nhỏ cũng dễ gây biến động tới não. Đồng thời, người bệnh mắc biến chứng thiểu năng não còn có thể bị mất thăng bằng, ù tai, hoa mắt, chóng mặt… do tuần hoàn máu bị tắc nghẽn, đưa máu lên não kém.

2.2. Hội chứng chèn ép tủy

Nhân nhầy chèn ép ống sống tới 1 mức nào đó sẽ gây rối loạn cảm giác và vận động khiến người bệnh cử động chậm, kém linh hoạt, phản xạ cơ thể kém, tiêu tiểu không thể kiểm soát.

2.3. Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật

Người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai, có dấu hiệu bị mờ mắt và đỏ mắt bất thường.

2.4. Teo cơ, tàn phế, thậm chí là bại liệt

Các cơ, mô xung quanh đĩa đệm dần bị teo nhỏ lại, gây biến dạng. Khả năng hoạt động trong sinh hoạt và lao động của người bệnh bị giảm xuống, họ thậm chí có thể bị bại liệt nếu không sớm khắc phục bệnh lý.

Có thể thấy, những biến chứng mà căn bệnh thoát vị đĩa đệm đem lại hết sức nguy hiểm và ảnh hưởng cực kì lớn đến đời sống hằng ngày và tương lai sau này.

Như vậy, bàn về vấn đề “Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?”, chúng ta nhận thấy đây là bệnh lý nguy hiểm. Không chỉ gây áp lực cho chính người bệnh, những biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ còn tạo áp lực cho thân nhân, khiến họ lo lắng và cùng chịu ảnh hưởng trong cuộc sống hằng ngày.

3. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Hiện nay, người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm cổ sẽ được chỉ định theo 2 hướng là chữa trị bảo tồn và chữa trị ngoại khoa. Dựa vào mức độ bệnh lý và thể trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị hợp lý và chính xác nhất.

3.1. Chữa trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng phương pháp nội khoa (chữa trị bảo tồn)

  • Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tuyệt đối (ít nhất 2 tuần) nhằm loại bỏ các yếu tố gây đau có tính cơ học.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc giãn cơ, thuốc corticoid.
  • Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu nhằm kéo dãn cột sống.
  • Người bệnh cần tránh các môn thể thao gây sang chấn dồn ép cột sống như chạy, nhảy…

Thông thường, 80% bệnh nhân được ổn định theo cách điều trị này.

3.2. Chữa trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Chữa trị bằng ngoại khoa (hay còn gọi là phẫu thuật) là phương pháp thường được chỉ định khi người bệnh bị đau tái diễn nhiều lần, mức độ đau nặng và dù đã điều trị nội khoa kết quả vẫn không khả quan. Nếu mổ đúng chỉ định, kết quả đạt 80 – 90%.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không. Thoát vị đĩa đệm cổ không thể chủ quan vì nó dễ biến chứng cho hệ vận động của người bệnh. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường tại vùng cổ, hãy khẩn trương tới các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7