Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có đi xe đạp được không?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có đi xe đạp được không là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

1. Bị thoát vị có nên đi bộ không?

Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó tập thể dục thể thao mang lại lợi ích lớn. Tuy nhiên nhiều người ngay khi phát hiện mình bị thoát vị đĩa đệm nhiều người lại dừng ngay các môn thể thao vì nghĩ rằng sẽ tác động đến đĩa đệm ngay cả đi bộ.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đi bộ
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đi bộ

Đi bộ được xếp vào các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mọi đối tượng. Bởi đi bộ giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp các cơ quan hoạt động ổn định hơn. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hoàn toàn có thể tập luyện môn thể thao này. Rất nhiều lợi ích mang lại từ đi bộ cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

  • Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của cơ, bắp chân, toàn thân đồng thời giúp cột sống ổn định, không chịu áp lực quá lớn do các hoạt động nặng gây ra như khom lưng, đứng lên ngồi xuống…
  • Giúp quá trình lưu thông máu và các chất dinh dưỡng cần thiết đến cột sống tốt hơn đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra ngoài.
  • Giúp tiêu hoá tốt, ăn ngon hơn, hệ tim mạch hoạt động tốt hơn và tinh thần người bệnh cũng thoải mái hơn rất nhiều.

Tuy nhiên lợi ích từ đi bộ chỉ đến khi người bệnh tập luyện đúng cách. Cách thực hiện:

  • Trước hết người bệnh cần phải khởi động các cơ khớp tại cổ chân, cổ tay, hông, cổ để tránh bị chuột rút, căng cơ khi tập luyện.
  • Tiếp đến người đứng thẳng, thả lỏng cơ thể, hai tay (không nên ngửa người ra sau hay khom lưng cúi đầu khi đi bộ).
  • Bước đi nhẹ nhàng, bước ngắn sao cho chân tiếp đất phần gót sẽ chạm trước.
  • Tay vung với biên độ vừa phải, kết hợp tay nọ chân kia.
  • Hít thở đều khi di chuyển, hạn chế cầm theo dụng cụ trong quá trình đi bộ.
  • Thời điểm đi bộ tốt nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Bởi lúc này không khí thoáng mát thích hợp để tập luyện. Mỗi lần đi bộ người bệnh chỉ nên đi khoảng 30 phút mỗi ngày.

2. Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?

So với đi bộ thì chạy độ cần dùng nhiều sức và sự ảnh hưởng đến cột sống cũng nhiều hơn. Vì vậy nhiều người cho rằng chạy bộ không hề tốt, tuy nhiên theo các chuyên gia, so với đi bộ chạy bộ chỉ tác động với một lực rất nhỏ, ít hơn so với hoạt động ngồi trong thời gian dài.

Nếu muốn chạy bộ người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải đạt các điều kiện:

  • Bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ
  • Có đeo đai lưng để hỗ trợ.
  • Chạy trên đoạn đường bằng phẳng không bị dốc, xóc
  • Chạy chậm, nâng người một cách nhẹ nhàng, hướng thẳng về phía trước.

3. Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không?

Đạp xe là một trong những môn thể thao có lợi cho sức khỏe
Đạp xe là một trong những môn thể thao có lợi cho sức khỏe

Lợi ích của việc đạp xe là:

  • Tốt cho tim mạch: Đạp xe giúp đả thông kinh mạch, cải thiện tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Từ đó, đạp xe giúp cho tim mạch và huyết áp hoạt động tốt hơn.
  • Cải thiện chức năng hô hấp: Đạp xe thúc đẩy quá trình hô hấp, hạn chế nguy cơ suy hô hấp hoặc đột ngột nhất là về ban sáng.
  • Giúp giải tỏa tâm lý: Đạp xe giúp người tập tiết ra 1 loại dịch, gọi là hormone endorphins β giúp làm tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn. Bạn nên đạp xe trong môi trường trong lành để khiến tinh thần thăng hoa hơn.
  • Hệ xương chắc khỏe hơn: Đạp xe thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa quá trình lão hóa khớp và giúp các khớp xương được dẻo dai hơn. Đặc biệt đối với người bị Thoát vị đĩa đệm cổ, đạp xe giúp giảm tình trạng căng cơ vùng thắt lưng, giảm đau bền vững và hiệu quả.

Các chuyên gia về cơ xương khớp nhận định, người bị Thoát vị đĩa đệm nên đạp xe để giúp kéo giãn gân cơ, cột sống giúp hệ xương của cơ thể hoạt động tốt hơn, cải thiện tính đàn hồi. Từ đó, đạp xem hỗ trợ phục hồi chứng bệnh nhanh chóng, hiệu quả cao.

Tuy nhiên, người bệnh nên đạp xe đúng cách, vừa sức để tránh bị phản tác dụng khiến đĩa đệm bị chệch đi nhiều và gây đau nặng hơn.

Người bị Thoát vị đĩa đệm nên đạp xe đúng cách:

  • Nên đạp xe trên đoạn đường phẳng, tránh đoan gồ ghề và trơn dốc vì khi đi vào những đoạn đường này có thể gây đau hơn, đĩa đệm bị lệch đi nhiều hơn.
  • Nếu vùng thoát vị ở phần thắt lưng, người bệnh nên sử dụng đai lưng để cố định đĩa đệm vùng này nhằm giảm bớt áp lực ảnh hưởng lên cột sống lưng.
  • Đạp xe nên nhẹ nhàng, uyển chuyển với tốc độ vừa phải, tránh đạp nhanh, quá gấp gáp.
  • Lúc đầu đạp xe để chữa bệnh, bạn chỉ nên đi với quãng đường ngắn, từ từ tăng dần theo thời gian.
  • Cần thăm khám Thoát vị đĩa đệm cổ đúng định kỳ để nhận thấy sự tiến triển của bệnh tình rõ nét nhất.
  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học (bổ sung canxi, chất cơ, khoáng chất…) cho cơ thể để giúp hệ xương chắc khỏe hơn.

4. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn các thực phẩm sau:

4.1. Cá

Nhóm thực phẩm đầu tiên được khuyên dùng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi không biết nên ăn gì chính là cá đặc biệt là cá biển. Do cá có chữa hàm lượng omega 3 và chất béo có lợi cho việc phục hồi tổn thương cho khớp xương, địa đệm. Bên cạnh đó khi chúng vào cơ thể chuyển hoá thành Prostaglandin có khả năng kháng viêm tốt. Do đó hãy sử dụng các trong bữa ăn hàng ngày khi bị thoát vị đĩa đệm.

4.2. Xương sụn bò, lợn

Đây là nhóm thực phẩm tiếp theo được khuyến khích sử dụng. Do trong xương sụn bò, lợn có chứa nhiều glucosamine, chondroitin 2 hợp chất vô cùng quan trọng trong khớp xương, sụn, tăng cường khả năng tái tạo, phục hồi tổn thương. Vì vậy người bệnh nên cho thêm các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm từ xương ống, sụn vào vào danh sách.

4.3. Sữa, chế phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp canxi cùng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Mà bản thân người bệnh thoát vị đĩa đệm cần bổ sung thêm canxi do đó hãy lựa chọn sữa khi không biết thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Ngoài sữa tươi, sữa đậu nành thì sữa chua, phomai… cũng rất tốt.

Uống sữa giúp bổ sung canxi cùng các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh
Uống sữa giúp bổ sung canxi cùng các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh

4.4. Các loại rau củ

Rau củ tươi sạch là nguồn bổ sung vitamin, chất xơ cùng nhiều khoáng chất có lợi khác. Do đó với bất cứ bệnh lý nào nhóm rau củ cũng nằm trong danh sách thực phẩm được khuyên dùng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung một số loại rau củ như củ cải, cà rốt, súp lơ xanh, bắp cải, cải thìa…

4.5. Các loại quả

Bên cạnh rau củ, thì nhiều loại quả cũng được chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh thoát vị đĩa đệm, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên bổ sung. Do trong loại quả này chứa nhiều vitamin có tác dụng kháng viêm tốt. Trong đó quả cà chua, bơ, xoài, dâu tây, cam…

4.6. Uống đủ nước

Uống đủ nước vô cùng quan trọng với sức khỏe con người và những người bị bệnh. Tuy nhiên phần lớn đều bỏ qua, người bệnh thoát vị đĩa đệm không uống đủ nước khả năng phục hồi bệnh sẽ chậm hơn do nhân nhầy bị khô, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, mỗi ngày nên uống khoảng 2,5 lít nước để cải thiện.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, có đi xe đạp được không. Mỗi môn thể thao đều mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe của người bệnh. Tùy vào mức độ bệnh lý và sức bền của bản thân, người bệnh nên lựa chọn cho mình cách tập luyện hiệu quả và phù hợp nhất, tránh quá sức để lại hậu quả nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7