Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường hạn chế vận động vì có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, một số thông tin khác lại khuyến khích người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng. Vậy, thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí cấu tạo bình thường do vòng sợ bị rách hoặc mất khả năng co giãn khiến cho nhân keo bị dịch chuyển ra ngoài gây ra bệnh.
Thoát vị đĩa đệm thường gây ra những cơn đau vùng thắt lưng và cổ nếu để lâu các nhân keo chèn ép các dây thần kinh chạy dọc tủy sống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiểu tiện mất tự chủ, teo cơ, thậm chí là bại liệt.
Tại Việt Nam, có tới 17% người trên 60 tuổi và khoảng 30% người ở độ tuổi 30 – 55 mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Có 4 nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm:
- Do tuổi tác: Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn so với người trẻ tuổi. Khi bước sang giai đoạn trung niên, quá trình lão hóa diễn ra nhanh, đĩa đệm sẽ bị hao mòn dẫn đến tình trạng đau lưng kéo dài.
- Do thói quen sinh hoạt: Nếu người già mắc bệnh do cơ quan này bị yếu đi khi tuổi tác cao thì người trẻ cũng có thể mắc bệnh do thói quen sinh hoạt không điều độ. Những thói quen hàng ngày như làm việc ngồi nhiều, không tập thể dục, ngồi sai tư thế,… là những nguyên nhân dẫn đến việc bị thoát vị đĩa đệm.
- Do chấn thương: Nguyên nhân tiếp theo đến từ việc bạn từng bị chấn thương mạnh ở cột sống.
- Do hoàn cảnh làm việc: Những người lao động tay chân, làm những công việc nặng như khuân vác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay, chính vì vậy mà chúng ta cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm như:
- Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi để giúp xương không bị loãng, sụn khớp không bị bào mòn.
- Hạn chế mang vác vật nặng trong thời gian dài.
- Giữ cột sống đúng tư thế khi làm việc, ngồi học hoặc mang vác vật nặng.
- Tự ý thức bảo vệ bản thân khỏi những chấn thương từ bên ngoài như tai nạn xe cộ, tai nạn lao động…
- Tập thể dục đều đặn thường xuyên để cơ, đốt xương, dây chằng được kéo giãn, tăng sự đàn hồi và chịu lực, phòng ngừa lão hóa xương khớp.
2. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
2.1. Lợi ích của đi bộ trong việc chữa thoát vị đĩa đệm
Thực tế các bài tập đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể đạt được những lợi ích dưới đây nhờ đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày:
- Giảm triệu chứng co cứng, đau nhức: Việc tập luyện nhẹ nhàng và đều đặn giúp các cơ bắp dẻo dai và xương khớp cũng trở nên khỏe mạnh hơn từ đó giúp người bệnh hạn chế tối đa được tác động của những cơn co cứng cơ, đau nhức từng cơn đến cơ thể.
- Tăng tuần hoàn nuôi dưỡng: Quá trình vận động nhẹ nhàng giúp thúc đẩy tăng cường lưu thông khí huyết đưa dinh dưỡng đầy đủ đến tất cả các cơ, giúp ngăn chặn biến chứng tê liệt chi do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Nghiên cứu về hoạt động chạy bộ ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cho thấy: Cột sống không bị tác động quá nhiều lực nên sẽ không bị ảnh hưởng. Cùng với đó, người bệnh vẫn có thể đạt được những lợi ích như khi thực hiện bài tập đi bộ.
2.2. Đi bộ đúng cách để chữa thoát vị đĩa đệm
Cần khẳng định lại một lần nữa là bài tập đi bộ và chạy bộ đều tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây phản tác dụng. Dưới đây là cách chạy bộ, đi bộ đúng cách:
- Thật thoải mái và thư giãn khi tập luyện, hai tay và vùng bả vai thả lỏng, không gồng hoặc thực hiện bất kỳ bài tập song song nào khác. Hai tay có thể vung đều đặn, nhẹ nhàng, thoải mái.
- Luôn chú ý giữ cơ thể ở tư thế thẳng, tránh ngả về trước hay về sau, vì chúng sẽ khiến cột sống chịu tác động lực sai hướng khiến khối thoát vị tiến triển nặng hơn.
- Bàn chân tiếp đất theo thứ tự: Gót chân, lòng bàn chân, mũi chân
- Luyện tập hơi thở, nhịp thở đều đặn trong suốt thời gian tập luyện.
- Cách tập này áp dụng tương tự với bài tập chạy bộ, tuy nhiên, tốc độ di chuyển của người bệnh khi chạy có thể nhanh hơn một chút.
2.3. Một số lưu ý khi đi bộ
Để có một chế độ luyện tập thật khoa học, người bệnh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và các tư thế đúng chuẩn. Trong suốt quá trình tập luyện cần theo dõi chặt các phản ứng của cơ thể để đưa ra hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình người bệnh thoát vị đĩa đệm tập đi bộ, chạy bộ:
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các động tác, tư thế tập trước khi lựa chọn bất kỳ bài tập nào.
- Các yếu tố đi kèm trong quá trình tập luyện như quần áo, giày dép, túi… đều phải đảm bảo được sự thoải mái nhưng không quá chật, gây vướng víu, khó chịu trong quá trình tập luyện.
- Nên bắt đầu bằng bài tập đi bộ sau đó tăng tốc sang bài tập chạy bộ
- Nhớ khởi động thật kỹ và điều hòa lại cơ thể sau khi tập luyện xong
- Chỉ nên đi bộ khoảng 10 – 20 phút và địa hình tập luyện phải an toàn, phù hợp.
- Nhớ kỹ những thông tin lý thuyết về cách tập luyện
- Hãy nghỉ ngơi khi thấy có dấu hiệu mệt mỏi. Không gồng quá sức.
Bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Hy vọng với một phương pháp rèn luyện đều đặn và khoa học kết hợp cùng liệu pháp điều trị và chế độ ăn uống hợp lý bạn sẽ sớm tìm lại được sức khỏe của mình.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt