Thoát vị đĩa đệm cổ – những điều cần biết

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở các vị trí như: cổ, vai gáy, thắt lưng,…. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là gì, có nguy hiểm không? Sau đây là một vài thông tin cần biết về bệnh lý trên.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Nhiều người trong chúng ta đã biết, cơ thể chúng ta gồm 23 đốt sống kéo dài từ cổ xuống tới thắt lưng. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các cột sống có chức năng làm cho những chuyển động của cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Đĩa đệm cũng có chức năng bảo vệ cột sống khỏi những tác động mạnh, hạn chế chấn thương.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm trượt ra khỏi bộ phận bên trong của cột sống. Hiện tượng này xảy ra khi bao xơ bị yếu đi  hoặc rách ra, là cơ hội để nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh gây tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm cổ xuất hiện là do phần đốt sống cổ là bộ phận thường xuyên phải chịu những những tác động, dẫn đến việc khu vực này dễ bị chèn ép và bị nhiều tổn thương. Khu vực C5, C6 là nơi bị thoát vị đĩa đệm nhiều nhất.

Cấu tạo của đĩa đệm gồm 3 phần chính đó là: nhân nhầy, bao xơ và tấm sụn tận cùng. Cả 3 bộ phận trên đều có chức năng chính là bảo vệ cột sống.

2. Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm cổ là gì

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

  • Tuổi tác: đây là nguyên nhân của không chỉ những bệnh liên quan đến xương khớp mà còn rất nhiều những bệnh lý khác. Khi tuổi cao, xương khớp sẽ bị lão hóa dần theo thời gian, dẫn đến hiện tượng các khớp sụn bị bào mòn dần. Tính ngậm nước và chất nhầy cũng giảm dần, khiến cho bao xơ dễ bị rách.
  • Hoạt động quá sức, hoạt động sai tư thế: đối tượng người công nhân lao động rất hay bị thoát vị cột sống cổ là do nguyên nhân này. Làm việc quá sức hoặc sai tư thế tức là đã khiến cho cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng hoạt động hết công suất, bị tác dụng lực lớn, dẫn đến việc cột sống bị chèn ép, bao xơ dễ bị nứt ra.

           

Người làm văn phòng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm cổ do ngồi lâu
  • Bẩm sinh: là người sinh ra đã có những dấu hiệu bệnh liên quan đến cột sống, cột sống bị suy yếu, hoặc các tật bẩm sinh, khuyết tật,…
  • Chấn thương, tai nạn: đây là nguyên nhân do tác động của yếu tố bên ngoài. Những chấn thương này có thể làm bao xơ bị rách ra gây thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Ngoài ra chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thừa cân, béo phì hoặc sử dụng các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý trên.

3. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ

  • Các đốt sống cổ trở nên kém linh hoạt hoặc cứng ngắc. Bạn sẽ cảm thấy khó có thể quay đầu quan sát xung quanh, cúi đầu nhìn xuống xuất hiện cơn đau, thường xuyên mỏi cổ. Cơn đau sẽ dần dần lan xuống vùng bả vai, cánh tay,…
  • Có triệu chứng đau nửa đầu, đau vùng trán, đau vai gáy,… Đôi khi đau dần xuống các cánh tay, tứ chi mất cảm giác,… Tê bì xảy ra với tần suất lớn.
  • Không mang vác được vật nặng trên vai, cơn đau dữ dội khi bị tác động mạnh,…              

4. Thoát vị đĩa đệm cổ có những biến chứng như thế nào?

Theo các chuyên gia đánh giá đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất liên quan đến xương khớp. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Sau đây là một vài biến chứng thường gặp:

  • Chức năng vận động giảm
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
  • Cơ thể bị suy nhược
  • Rối loạn tiền đình, tuần hoàn máu kém, thiếu máu lên não
  • Hội chứng chèn ép thần kinh tủy sống
  • Teo cơ
  • Bại liệt, tàn phế
  • Tê liệt chân tay, liệt nửa người

Có thể nói rằng, đây đều là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Chúng có thể phá hủy mọi chức năng vận động của người bệnh khiến cho họ trở nên tàn phế, thậm chí là vô dụng.

5. Một số phương pháp chữa trị

Có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh lý trên vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả như:

  • Sử dụng các bài thuốc dân gian từ các loại cây, rau quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như: ngải cứu, đinh lăng, lá lốt…. Đây đều là những nguyên liệu vô cùng dễ kiếm, tiết kiệm. Những bài thuốc trên ta có thể sử dụng trong lâu dài, hiệu quả đem lại tuy không cao, không chữa triệt để được bệnh nhưng có thể giảm các cơn đau mà thoát vị đĩa đệm cổ gây nên.
Ngải cứu là một trong những dược liệu hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến thoát vị đĩa đệm
  • Sử dụng các loại thuốc tây có thể giảm được cơn đau tức thì, chống viêm tiêu sưng. Tuy nhiên, loại thuốc này cần được uống theo đơn kê của bác sĩ, một số loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh lý trên bao gồm: thuốc giảm đau Paracetamol, Panadol,… giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng; thuốc kháng viêm; thuốc giãn cơ; vitamin B1, B6, B12,….
Thuốc tây giúp cơn đau giảm tức thì, tuy nhiên loại thuốc này thường để lại nhiều tác dụng phụ
  • Các bài tập vật lý trị liệu cũng đem lại những kết quả vô cùng tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Tập các bài tập phục hồi chức năng, giãn cơ,… cũng giúp cho cột sống của bạn linh hoạt hơn.
  • Ngoài ra, phương pháp chữa trị hiệu quả nhất khi bệnh đã có biến chứng nặng vẫn là phẫu thuật, song chi phí điều trị của nó lại khá cao. Rủi ro của phương pháp này cũng rất ca. Phẫu thuật có thể gây nhiều đau đớn hoặc nhiễm trùng cho người bệnh,…
  • Chữa trị bằng phương pháp Đông y cũng được sử dụng rất phổ biến bởi mức độ an toàn và hiệu quả đem lại. Bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu hoặc sử dụng các bài thuốc nam sẽ giúp cho người bệnh giảm đau, giải phóng được các dây thần kinh bị chèn ép, lưu thông tuần hoàn máu,…
Châm cứu giúp giải phóng các cơn đau dây thần kinh thần kinh bị chèn ép

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Bạn nên tìm hiểu thật kĩ về bệnh lý này bởi nó khá phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kì đối tượng nào. Hãy có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả để có thể đẩy lùi bệnh lý trên. Chúc bạn thành công!

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7