Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả, biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Phần cột sống bao gồm 33 đốt sống, trong đó cột sống cổ chiếm 7 đốt sống từ C1-C7. Giữa các đốt sống có đĩa đệm, đĩa đệm được coi là bộ phận giảm xóc của cơ thể, nhằm giúp cơ thể hoạt động, đi lại uyển chuyển, bảo vệ cột sống khỏi các hoạt động chạy nhảy, vận động hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phần đĩa đệm vùng cổ bị thoát ra ngoài, chệch ra khỏi vị trí thông thường, gây chèn ép lên các rễ thần kinh vùng cổ khiến người bệnh đau nhức phần vai, gáy gây khó chịu, mệt mỏi có thể chèn ép vào các dây thần kinh gây tê chân tay.
Thoát vị đĩa đệm cổ được chia ra nhiều loại tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến bệnh mà có thể phân thành nhiều loại khác nhau:
- Thoát vị đĩa đệm vùng cổ trung tâm chủ yếu là chèn ép tủy sống gây ra bệnh lý về tủy.
- Thoát vị đĩa đệm cổ bên chủ yếu là chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.
- Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến cả tủy sống và rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm cổ cạnh trung tâm là chèn ép cả rễ thần kinh và tủy sống gây ra bệnh lý rễ – tủy.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu đến từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan nào mời bạn theo dõi:
2.1. Lao động, sinh hoạt
Tư thế sai khi làm việc, lao động từ ngày này sang ngày khác là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến các bệnh về cột sống. Đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Ngồi trên bàn làm việc sai tư thế, bê vác vật nặng lên vai cần hạn chế tối đa nếu như không muốn mắc bệnh.
Không chỉ trong lao động mà trong sinh hoạt hàng ngày cũng phải điều chỉnh nhiều thói quen không tốt. Những thói quen phổ biến nhất là ngồi cong vẹo qua 1 bên, vừa nằm vừa ngước mắt coi tivi, ngủ ngồi, ngủ gục trên bàn làm việc. Lười tập thể dục cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua.
2.2. Yếu tố tự nhiên
Do tuổi tác, trong độ tuổi từ 30 đến 50 xương bắt đầu thoái hóa. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Những người cao tuổi do sự đàn hồi và thành phần nước trong cơ thể giảm đi theo thời gian vì vậy rất dễ mắc các bệnh về xương khớp.
2.3. Yếu tố khách quan
Do gặp phải tai nạn hoặc 1 chấn thương nào đó tác động mạnh vào cột sống, các nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài gây chèn ép. Điều này làm cho bệnh nhân đau đớn không đi lại, vận động được
2.4. Yếu tố di truyền
Nếu có bố mẹ, ông bà người thân trong gia đình bị các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm thì con cái cũng có khả năng bị di truyền.
3. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Tuỳ thuộc vào vị trí thoát vị, mức độ thoát vị và thể thoát vị mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuy nhiên thông thường bệnh biểu hiện với hội chứng chèn ép rễ, hội chứng chèn ép tủy hoặc phối hợp cả hai hội chứng.
3.1. Hội chứng cột sống
Đau cột sống cổ: là biểu hiện đầu tiên và thường gặp của thoát vị đĩa đệm, đau có tính chất cơ học, tăng lên khi lao động và giảm khi nghỉ ngơi
Co cứng các cơ cạnh sống cổ: đau căng tức làm cho bệnh nhân không dám vận động cổ do đau
Hạn chế vận động cột sống cổ: bệnh nhân thường không cúi ưỡn được và không quay được cổ
Điểm đau cạnh sống cổ: thường đau lan tỏa vùng cổ, ít khi có điểm đau cố định rõ ràng
3.2. Hội chứng chèn ép rễ
Biểu hiện đau có tính chất cơ học, dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Điển hình là đau vùng cổ gáy lan xuống vùng liên bả vai, xuống vai, cánh tay, cẳng tay tới ngón tay.
3.3. Biểu hiện đau với các đặc điểm
Khởi đầu: cấp tính, một số có liên quan tới chấn thương hay vận động quá mức
Tiến triển: không đồng đều với các cường độ khác nhau
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
4.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng thuốc Tây
Bệnh nhân có thể được điều trị bệnh bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như aspirin, paracetamol, acetaminophen, ibuprofen, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B… để ức chế các cơn đau. Nếu chỉ áp dụng duy nhất phương pháp này thì người bệnh sẽ không chữa khỏi tận gốc bệnh được, bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
4.2. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ
Nếu tiến hành phẫu thuật và làm theo các chỉ định của các y bác sĩ thì khả năng hồi phục của bệnh nhân là có thể. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng là phương pháp có khả năng gây ra nhiều biến chứng sau phẫu thuật, chưa kể đến các biến chứng như nhiễm trùng, vết thương lâu lành thì người bệnh cũng có thể gặp các bệnh khác về đĩa đệm cổ.
Vì thế, nếu bệnh nhân muốn áp dụng phương pháp này nên tìm đến các bệnh viện nổi tiếng, uy tín, có đội ngũ y bác sĩ lành nghề để được hưởng các dịch vụ tốt nhất.
5. Cách phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Để phòng ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ các bạn cần lưu ý bảo vệ các đốt sống cổ luôn được khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, mỗi người cần có thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học.
Trong các hoạt động hằng ngày, mọi người cần tránh khuân vác những vật nặng, không giữ tư thế cúi đầu quá lâu, nhất là tư thế sử dụng điện thoại. Nếu do tính chất công việc bắt buộc bạn phải chú ý nhiều đến chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý, nhất là tuyệt đối không được làm việc quá sức.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là một lời khuyên không thể thiếu dành cho những người muốn khỏe mạnh. Bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn không bỏ bữa, thức ăn bổ sung các vitamin và chất đạm, uống nhiều nước. Mọi người nên thường xuyên tập thể dục, rèn luyện sự linh hoạt của cơ thể và sự dẻo dai ở các khớp xương.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt