Thoát vị địa đệm cột sống cổ có thể gây tàn phế
Người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường bị đau cổ gáy, lan ra vai và xuống tay, mệt khi lên xuống cầu thang, 2 chân mỏi rã rời khó điều khiển. Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ? Độ tuổi nào dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?
Nội dung bài viết
Nguy cơ tàn phế do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không chỉ gây đau đớn và hạn chế vận động cho người bệnh mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề, thậm chí tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Đĩa đệm ở cột sống cổ có chức năng là bộ phận giảm xóc, giúp cổ thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng, quay… dễ dàng. Do một số yếu tố như chấn thương, mang vác nặng và sai tư thế hay thoái hóa… nhân nhầy bên trong đĩa đệm sẽ lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường diễn biến theo từng đợt, tuy nhiên có thể khởi phát đột ngột sau một sang chấn cúi hoặc ưỡn cột sống cổ quá mức. Bệnh gây đau cột sống cổ, lan đến vai, đầu và cánh tay theo rễ thần kinh cổ, gây cảm giác tê bì. Nguy hiểm nhất là khi đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ, bệnh nhân có thể bị liệt.
Nguyên nhân nào gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?
Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai cột sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy ở trug tâm. Đĩa đệm có nhiệm vụ bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương, một khi đĩa đệm bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần lưu ý:
-
Thoái hoá cột sống
Theo thời gian và tuổi tác, đĩa đệm ngày càng bị thoái hóa. Từ 30 – 50 tuổi là lúc con người dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhất. Nguyên nhân là do các thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy giảm dần từ đó đĩa đệm không còn được dẻo dai, nhân nhày bị khô, mất nước gây rạn nứt và rất có thể bị rách. Như vậy, khi cơ thể chịu một lực tác động mạnh vào cột sống, nhân nhày có thể chèn vào vết rạn nứt của đĩa đệm và chui ra ngoài vào ống sống, chèn ép vào dây thân kinh gây đau vùng thắt lưng.
-
Do tai nạn hay do lao động
Một tai nạn giao thông hoặc khi lao động chính là nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở người. Áp lực mạnh tác động vào cột sống một cách đột ngột có thể làm đĩa đệm trật khỏi vị trí trung tâm từ đó khiến chúng bị rạn nứt hoặc rách. Nhân nhày bên trong đĩa thoát ra ngoàim chèn vào dây thần kinh khiến lưng bạn đau nghiêm trọng.
-
Do di truyền
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có khả năng gây nên từ yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu bất thường thì rất dễ con cái sẽ bị thoát vị đĩa đệm.
-
Vận động sai tư thế, Lao động quá sức
Việc ngồi làm việc trên ghế công sở sai tư thế trong thời gian dài có thể là nguyên nhân làm cho đĩa đệm bị rạn nứt. Ngoài ra, một số trường hợp vận động dưới đây dễ làm tổn thương cột sống thắt lưng và đĩa đệm:
-Tập thể dục quá sức, không đúng cách, sai động tác
-Cố gắng kiễng chân lên với vật ở trên cao
-Cố với vật ở xa
-
Do một số bệnh lý cột sống bẩm sinh
Ngay từ khi sinh ra bạn đã mắc phải các hiện tượng như: gù vẹo, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống,.. cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh.
-
Hút thuốc lá
Bạn có biết hút thuốc lá làm có nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hút thuốc sẽ làm giảm nồng độ ôxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng các mô của cơ thể bạn.
-
Tăng cân, béo phì
Trọng lượng quá mức cho phép sẽ khiến cột sống của bạn tăng áp lực, tăng sức đè nén đên các đĩa đệm và làm cho chúng bị trượt khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây nên rạn nứt hoặc rách sợi bọc của đĩa đệm.
-
Sử dụng sai ghế văn phòng
Việc lựa chọn sai ghế văn phòng chính là một trong những tác nhân gây nên bệnh thoái vị địa đệm cột sống cổ. Khi làm việc trên một chiếc ghế văn phòng không đạt chuẩn, bạn rất dễ mắc phải các tư thế ngồi sai, từ đó khiến cột sống bị cong vẹo. Tốt nhất bạn nên tham khảo một số mẫu ghế văn phòng chất lượng, đảm bảo cho quá trình ngồi làm việc.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ngoài việc dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, giảm đau chống viêm không steroid (diclofenac, meloxicam…), bác sĩ thường kết hợp với một số phương pháp điều trị như kéo giãn cột sống cổ, xoa nắn, từ trường, ion, chiếu tia hồng ngoại,… Các phương pháp này đều đạt kết quả nhất định nhưng lại có nhược điểm là ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, đường tiêu hóa và một số tác dụng phụ khác.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt